Thứ 7, 29/06/2024 14:36:09 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Văn hóa 09:30, 27/05/2023 GMT+7

Lễ hội Mừng lúa mới - Nét đẹp văn hóa cần được bảo tồn

Anh Tuấn
Thứ 7, 27/05/2023 | 09:30:40 2,596 lượt xem
BPO - Trong truyền thống văn hóa của người S’tiêng, lễ hội Mừng lúa mới là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm. Đây là hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào S’tiêng, với ý nghĩa tạ ơn thần linh đã mang đến mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, cầu cho năm mới mạnh khỏe, ấm no. Đồng thời cũng là dịp để dân làng tề tựu, cùng chia sẻ niềm vui được mùa. Tuy nhiên, theo thời gian lễ hội Mừng lúa mới đang dần bị mai một, do các thôn, sóc ít tổ chức, những người lớn tuổi không truyền dạy lại cho đời sau.

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị tốt đẹp cuả lễ hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước đã tổ chức phục dựng lễ hội Mừng lúa mới của đồng bào S’tiêng tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng. Việc phục dựng lễ hội này có ý nghĩa quan trọng, nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9-6-2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Kế hoạch số 271/KH-UBND ngày 23-9-2022 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022.

Sau đây là những hình ảnh đặc sắc về lễ hội Mừng lúa mới do phóng viên của Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bù Đăng ghi lại.

Lễ vật gồm đầu heo, gà, canh thụt, rượu cần, lúa, trái bầu, tất cả đều được bày lên cây nêu để già làng cúng thần linh

Đội cồng, chiêng đi trước dẫn đường, vừa đi vừa đánh cồng, chiêng, tiếp theo là già làng, theo sau là thanh niên nam nữ trong làng bưng lễ vật di chuyển vào nhà để cúng kho lúa

Cúng kho lúa là phần cúng đầu tiên trong lễ hội Mừng lúa mới

Sau khi đã thực hiện xong phần cúng kho lúa, mọi người cùng ra sân để tiến hành cúng tạ ơn thần linh và trời đất

Trước khi cúng tạ ơn trời đất, bà con múa và đánh cồng chiêng quanh cây nêu

Sau khi mọi người ổn định vị trí, già làng bắt đầu cúng, mọi người đứng nghiêm trang quanh cây nêu để nghe già làng cúng

Người lớn tuổi thổi sáo sau khi già làng cúng

Sau khi cúng xong, già làng và mọi người uống rượu cần và dùng lễ vật

Sau phần lễ, mọi người cùng tham gia các trò chơi dân gian truyền thống như giã gạo, cõng nước, nấu cơm lam…

  • Từ khóa
168982

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu