Thứ 3, 30/04/2024 16:51:01 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Chính trị 20:18, 24/03/2013 GMT+7

Những điểm mới trong dự thảo sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Chủ nhật, 24/03/2013 | 20:18:00 3,160 lượt xem

Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua toàn văn ngày 29-11-2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-6-2006. Qua hơn 7 năm thực hiện, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã tạo được khung pháp lý có giá trị cao và đồng bộ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và nhân dân. Tuy nhiên, nhiều quy định trong luật này đã bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt là các chế tài xử lý các hành vi gây lãng phí không còn phù hợp và cần thiết phải được sửa đổi, bổ sung.  

Vừa qua, Thanh tra chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Điểm mới nổi bật trong dự thảo là đã bổ sung và làm rõ nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xác định chống lãng phí là trọng tâm trên cơ sở thực hiện tốt thực hành tiết kiệm và được quán triệt xuyên suốt từ cơ chế chính sách đến tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, dự án luật sửa đổi cũng đã bổ sung việc quy định coi công khai trong quản lý ngân sách nhà nước, vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và các nguồn tài nguyên là biện pháp để bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đồng thời, dự thảo cũng bổ sung trách nhiệm giải trình trước cơ quan chức năng và trước công luận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc để xảy ra lãng phí trong đơn vị mình...

Một điểm đáng chú ý nữa trong dự thảo luật lần này là vấn đề  thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong doanh nghiệp. Cụ thể là dự thảo luật (sửa đổi) đã xác định rõ nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong doanh nghiệp; thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong quản lý và sử dụng các quỹ, trong quản lý, sử dụng đất và tài sản và vật tư, nguyên nhiên vật liệu trong doanh nghiệp. Điểm mới của các quy định này là tập trung xác định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp trong xây dựng chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, yêu cầu chống lãng phí đến từng hoạt động quản lý và từng loại vật tư tài sản, xây dựng kế hoạch và biện pháp để tổ chức thực hiện trong doanh nghiệp, bảo đảm sản xuất, kinh doanh tiết kiệm, hiệu quả; xác định rõ trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp và cá nhân liên quan trong quản lý sử dụng vốn, quỹ, tài sản của doanh nghiệp và trách nhiệm giải trình trước cơ quan chức nang và công luận.

Riêng đối với doanh nghiệp nhà nước đặt, dự thảo luật đặt ra yêu cầu cao hơn trong việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, yêu cầu tiết giảm chi phí đã đăng ký với chủ sở hữu. Cụ thể, dự thảo luật (sửa đổi) đã bổ sung quy định rõ đưa chỉ tiêu tiết kiệm đã đăng ký thành căn cứ để chủ sở hữu đánh giá kết quả xếp loại doanh nghiệp và đánh giá cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp. Ngoài ra, dự án luật (sửa đổi) cũng đã bổ sung quy định việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp nhằm đảm bảo việc quản lý hiệu quả và gắn với trách nhiệm của người được giao đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thông qua việc theo dõi, giám sát tình hình hoạt động, kịp thời phát hiện báo cáo chủ sở hữu các sai phạm trong việc sử dụng vốn tránh nguy cơ mất vốn hoặc sử dụng vốn kém hiệu quả.

Để việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện một cách thiết thực, có hiệu quả, có chiều sâu, đi vào cuộc sống,… dự án luật (sửa đổi) đã quy định rõ việc xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí chung trên cả nước gắn với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội trong chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm và dài hạn. Đồng thời, dự thảo luật cũng đặt ra yêu cầu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các bộ ngành, UBND các cấp cũng phải xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá thực hành tiết kiệm chống lãng phí thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý. Đây là vấn đề có tính chất cốt lõi trong việc đổi mới cơ chế tổ chức thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí và qua đó đánh giá hiệu quả, kết quả cụ thể của từng địa phương, ngành, lĩnh vực…

TH

  • Từ khóa
4824

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu