Thứ 6, 26/04/2024 14:35:41 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Tòa soạn và Bạn đọc 14:02, 04/07/2015 GMT+7

Nỗi buồn hậu 21-6!

Thứ 7, 04/07/2015 | 14:02:00 127 lượt xem
BP - Kỷ niệm ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21-6 vừa qua, giới làm báo trong nước nói chung và Bình Phước nói riêng tự hào ôn lại chặng đường 90 năm phát triển của nghề nhưng vẫn còn nhiều nỗi băn khoăn về nghiệp. Gặp nhau trong ngày kỷ niệm, giới báo chí thường nhắc, kể, phàn nàn về chuyện lãnh đạo một ngành, cấp nào đó luôn né báo chí.

Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản, quyết định như về Quy chế người phát ngôn, Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản. Mặc dù vậy, tình trạng né tránh báo chí ngày một tinh vi hơn, không nằm trong các điều, khoản theo các quy định để bị xử lý. Vậy, vì sao lại có trường hợp lãnh đạo địa phương, ngành... né tránh báo chí? Liệu có phải họ né vì chuyện tế nhị trong cuộc sống, hay né vì thiếu nhận thức, yếu về năng lực, hay cố ý bao che?

Vừa rồi, phóng viên Báo Bình Phước đến đảng ủy một phường trung tâm của thị xã Đồng Xoài để điều tra theo đơn thư bạn đọc tố cáo một cán bộ, đảng viên ở phường. Là người lãnh đạo cao nhất ở phường, lẽ ra bí thư đảng ủy phải tạo điều kiện cho báo chí tiếp cận với vấn đề, xem xét đơn thư tố cáo đồng chí mình đúng hay sai để cùng với cấp ủy giải quyết. Nhưng thật bất ngờ, vị bí thư này chỉ yêu cầu phóng viên ngồi chơi và muốn nói chuyện thời tiết, giá cả, thời sự gì đó cũng được, miễn là không đề cập đến vấn đề sai phạm của cán bộ, đảng viên thuộc đơn vị mình. Vị bí thư này cho rằng, bản thân mình không có trách nhiệm phải cung cấp thông tin cho báo chí. Còn nếu đảng viên thuộc quyền quản lý, điều hành của đảng ủy và nếu có sai phạm thì chỉ báo cáo lên cấp trên. Đồng chí bí thư này còn viện dẫn việc mình có quen biết “nhiều người” và biết rất rõ cách làm việc của báo chí, nên không cung cấp thông tin về vụ việc mà phóng viên đang tìm hiểu.

Vậy, sự thật là đồng chí bí thư đảng ủy này không được phép cung cấp thông tin cho báo chí hay chỉ là một cách né tránh? Liệu việc né tránh của vị bí thư này có phải do bị vướng ở quy chế phát ngôn hay một rào cản nào khác? Theo quy định của pháp luật hiện hành và với vai trò lãnh đạo cao nhất ở phường, vị bí thư này có đủ thẩm quyền cung cấp thông tin về đảng viên dưới quyền có hành vi sai phạm. Và thực chất của việc này là do không dám phát biểu quan điểm của mình, mà đùn đẩy trách nhiệm cho cấp trên. Thứ hai, dưới góc nhìn của báo chí thì việc né tránh này là do sợ sự thật làm ảnh hưởng đến tình hình chung của phường. Cũng về điều tra qua thư bạn đọc, nhưng ở một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Đồng Phú thì hoàn toàn khác. Khi phóng viên tới làm việc, đồng chí bí thư đảng ủy xã đi công tác, đồng chí phó bí thư đảng ủy yêu cầu nhân viên ở các bộ phận chuyên môn cung cấp thông tin để phóng viên nắm chắc về vụ việc. Đồng chí phó bí thư chia sẻ: Các anh về đây, chúng tôi rất phấn khởi, vì báo chí đã có những tiếng nói, bài viết để dân nghe, dân hiểu hơn. Đặc biệt, trong công tác xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo thì nhận thức của người dân về pháp luật còn rất hạn chế, khi báo chí đã lên tiếng thì nhân dân rất tin tưởng. Kết quả, sau khi bài báo phát hành, sự tranh chấp của người dân ở xã này cũng chấm dứt, vì họ đã hiểu việc chưa nhận thức đúng nên dẫn tới khiếu nại kéo dài... Trong khi đó, lãnh đạo của một phường ở thị xã trung tâm tỉnh lỵ thì lại có cách ứng xử với báo chí hoàn toàn ngược lại... Thật đáng buồn thay!     

Nội Chính

  • Từ khóa
94974

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu