Thứ 7, 20/04/2024 08:19:38 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Chính trị 14:06, 13/03/2015 GMT+7

Ý KIẾN ĐÓNG GÓP SỬA ĐỔI BỘ LUẬT DÂN SỰ

Thời hiệu khởi kiện về thừa kế

Thứ 6, 13/03/2015 | 14:06:00 2,015 lượt xem
BP - Thời hiệu khởi kiện về thừa kế đối với di chúc chung của vợ chồng, tại Khoản 3 của Điều 155 trong Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định như sau: Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

Tuy nhiên, nếu xét về nguyên tắc và căn cứ theo quy định tại Điều 645 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì: Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Mà theo quy định tại Khoản 1, Điều 633 của Bộ luật Dân sự thì: Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại Khoản 2, Điều 81 của bộ luật này. Tức là tùy từng trường hợp, tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết căn cứ vào các trường hợp sau: a) Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; b) Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; d) Biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại Khoản 1, Điều 78 của bộ luật này.

Như vậy, với quy định pháp luật hiện hành về hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ chồng: “Di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm hai vợ chồng cùng chết” (Điều 668 Bộ luật Dân sự năm 2005) trở nên không nhất quán, không phù hợp với các nguyên tắc chung như đã nêu trên.

Từ quan điểm này, tôi đề xuất trong dự thảo cần sửa đổi hiệu lực pháp luật đối với di chúc chung của vợ chồng trong hai trường hợp cụ thể như sau: Trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng và trường hợp vợ, chồng không có thỏa thuận về th ời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng thì cần thiết phải b ổ sung thêm quy định về thời điểm mở thừa kế trong từng trường hợp. Cụ thể là tại Khoản 1, Điều 633 Bộ luật Dân sự năm 2005 cần bổ sung thêm quy định về thời điểm mở thừa kế trong trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng, với nội dung như sau: Thời điểm mở thừa kế trong trường hợp vợ, chồng không có thỏa thuận về thời điểm  có hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ chồng mà có một bên chết trước thì áp dụng như quy định hiện hành tại khoản 1, Điều 633 Bộ luật Dân sự.

Đối với di chúc chung của vợ chồng mà hai vợ chồng có thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người sau cùng chết thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm di chúc chung có hiệu lực pháp luật.

N.V

  • Từ khóa
12686

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu