Thứ 6, 29/03/2024 19:02:11 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Xã hội 19:56, 30/12/2019 GMT+7

Vẫn còn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong cộng đồng người S’tiêng

Minh Luận
Thứ 2, 30/12/2019 | 19:56:00 342 lượt xem
BPO - Chiều 30-12, ông Điểu Điều, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh và Phó giáo sư, Tiến sĩ Buôn Krông Tuyết Nhung, Phó giám đốc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Tây Nguyên (Trường Đại học Tây Nguyên) đại diện ban chủ nhiệm đề tài chủ trì hội thảo khoa học “Thực trạng và sự tác động của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong cộng đồng người S’tiêng ở Bình Phước”.

Theo nghiên cứu của ban chủ nhiệm đề tài, người S’tiêng không quy định cụ thể về tuổi kết hôn, họ không xem tảo hôn là tội. Những người cùng dòng họ kết hôn với nhau, họ coi đó là nguồn gốc sinh ra các dịch bệnh, thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất... gây tổn hại cho làng. Nếu vi phạm sẽ bị phạt nặng; phải cúng con trâu cho thần linh...

Đại diện ban chủ nhiệm đề tài báo cáo tại hội thảo

Tuy nhiên, năm 2015 và 6 tháng năm 2016, toàn tỉnh Bình Phước có 159 trường hợp tảo hôn và 42 trường hợp hôn nhân cận huyết thống, tập trung chủ yếu ở đồng bào dân tộc S’tiêng, Mơ nông tại các huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập, Lộc Ninh và Bù Đốp. 6 tháng đầu năm 2017, trong vùng đồng bào S’tiêng có 8 cặp tảo hôn và 5 cặp hôn nhân cận huyết thống.

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là một trong những nguyên nhân làm giảm chất lượng dân số, ảnh hưởng đến sự phát triển của giống nòi, nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội...

 Thực hiện đề tài, thời gian qua, nhóm nghiên cứu đã chọn 12/84 thôn, ấp của người S’tiêng và 1 trường dân tộc nội trú để khảo sát. Qua khảo sát cho thấy, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong cộng đồng người S’tiêng ở Bình Phước vẫn còn. Tuy nhiên, mức độ hiểu biết của mỗi người không giống nhau. Số liệu báo cáo của các cấp chính quyền, các sở, ngành và nhóm nghiên cứu về vấn đề này không đồng nhất...

Các ý kiến góp ý tại hội thảo cho biết, nguyên nhân chủ yếu do trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, kinh tế gia đình khó khăn. Để hạn chế cần giải cho được bài toán kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân. Bên cạnh công tác tuyên truyền, cần có chế tài xử phạt những trường hợp vi phạm. Tăng cường sự giao lưu, sinh hoạt văn hóa cộng đồng; quan tâm giới thiệu việc làm cho thanh niên trong độ tuổi lao động; xem lại chuẩn nghèo mới, không nên dưới 40 tuổi để hạn chế tư tưởng ỷ lại của người dân...

  • Từ khóa
63263

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu