Thứ 6, 29/03/2024 00:03:38 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Xã hội 08:25, 21/05/2019 GMT+7

Phú Riềng siết chặt phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

Thứ 3, 21/05/2019 | 08:25:00 123 lượt xem
BP - Dịch tả lợn châu Phi được phát hiện đầu tiên ở nước ta tại tỉnh Hưng Yên, sau đó lan nhanh ra hơn 20 tỉnh, thành, gây thiệt hại lớn về kinh tế đối với các hộ chăn nuôi. Mới đây nhất, tại huyện Đồng Phú và TP. Đồng Xoài đã phát hiện nhiều ổ dịch tả lợn châu Phi. Trước tình trạng đó, để kịp thời ngăn chặn dịch bệnh lây lan, huyện Phú Riềng đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống dịch.

Đến nay, huyện Phú Riềng có 16.143 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó 758 hộ nuôi lợn (gồm 7 trang trại và 751 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ) với khoảng 14.000 con. Thực hiện Chỉ thị số 02/CT-UBND, ngày 4-3-2019 của UBND tỉnh về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh tả lợn châu Phi, UBND huyện Phú Riềng đã xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho từng đơn vị liên quan. Theo đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện chủ động phối hợp tăng cường giám sát, kiểm soát phát hiện và xử lý, khống chế kịp thời dịch bệnh. Phối hợp lực lượng chức năng kiểm tra, giám sát chặt chẽ các điểm buôn bán, giết mổ, trung chuyển lợn, xử lý nghiêm trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn và sản phẩm thịt lợn không rõ nguồn gốc, không có kiểm dịch của cơ quan thú y, nhập lậu vào địa bàn để tiêu thụ...

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Riềng tổ chức phun thuốc tiêu độc, khử trùng khu vực chuồng trại của các hộ chăn nuôi lợn trên địa bànTrung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Riềng tổ chức phun thuốc tiêu độc, khử trùng khu vực chuồng trại của các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn người chăn nuôi, nhân viên thú y các xã tăng cường theo dõi giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Thực hiện đầy đủ quy trình phòng bệnh, vệ sinh, khử trùng chuồng trại, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi. Khi phát hiện lợn ốm, chết không rõ nguyên nhân, nghi mắc bệnh hoặc sản phẩm nhập lậu trái phép phải báo kịp thời và lấy mẫu bệnh gửi xét nghiệm trước khi tiêu hủy theo quy định. Phối hợp các địa phương chủ động thành lập chốt kiểm dịch tạm thời để tổ chức kiểm soát chặt chẽ 24/24 giờ đối với lợn và sản phẩm từ thịt lợn ra vào địa bàn. Bên cạnh đó, Công an huyện và Đội quản lý thị trường số 2 tăng cường kiểm tra, giám sát việc vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn trên địa bàn huyện để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm...

Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đỗ Văn Thanh cho biết: Trung tâm đang tăng cường kiểm tra kiểm soát, hỗ trợ truy xuất nguồn gốc lợn nhập xuất và nhập tại các cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn. Trong tháng 5-2019, trung tâm đã kiểm soát giết mổ 1.495 con lợn và 43 con trâu, bò tại các cơ sở giết mổ tập trung và các hộ giết mổ nhỏ lẻ. Hiện trên địa bàn huyện có 3 cơ sở giết mổ tập trung và khoảng 4 cơ sở nhỏ lẻ ở xã Phú Trung. Để đảm bảo an toàn, tránh lây lan dịch bệnh, trung tâm đã kiểm tra tại các cơ sở giết mổ nhỏ và yêu cầu trong thời gian này các hộ không được phép giết mổ tại nhà và đã tuân thủ. Đến ngày 15-5, huyện tổ chức phun thuốc tiêu độc, khử trùng cho các hộ chăn nuôi ở 55/89 thôn, đạt trên 60% và dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 5.

Hộ ông Vũ Văn Bầu ở thôn Phú Thịnh, xã Phú Riềng nuôi lợn nhiều năm qua, dao động từ 20-30 con. Để lợn khỏe mạnh, hằng năm ngoài được cán bộ thú y xã về phun thuốc tiêu độc, khử trùng (2 lần/năm), ông còn thường xuyên vệ sinh, sát trùng chuồng trại bằng cách rắc vôi bột quanh khu vực chăn nuôi. Ông Bầu cho biết: Vừa qua, huyện Đồng Phú đã xảy ra dịch tả lợn châu Phi nên tôi rất lo lắng. Tuy nhiên, được hướng dẫn cách phòng bệnh và phun thuốc tiêu độc khử trùng nên chúng tôi yên tâm chăn nuôi.

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện khuyến cáo, các hộ nên nuôi theo hướng an toàn sinh học, trong đó chú trọng con giống, quy trình chăm sóc, dinh dưỡng và tiêu độc khử trùng chuồng trại bằng vôi bột... Thức ăn cho lợn phải có nguồn gốc rõ ràng. Trong quá trình chăm sóc cần theo dõi để phát hiện kịp thời biểu hiện bệnh, có biện pháp phòng trị. Các cơ sở giết mổ tập trung phải giết mổ gia súc rõ nguồn gốc và có kiểm dịch. Hộ kinh doanh tuyệt đối không được bày bán những mặt hàng thịt lợn không rõ nguồn gốc, không có dấu kiểm dịch của cơ quan thú y

 Thùy Hương

  • Từ khóa
62245

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu