Thứ 6, 19/04/2024 17:17:52 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Chính trị 14:52, 08/01/2020 GMT+7

Hớn Quản nâng cao vai trò giám sát, phản biện xã hội

Thanh Mai
Thứ 4, 08/01/2020 | 14:52:00 222 lượt xem
BPO - Thực hiện giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng đảng, xây dựng chính quyền theo các Quyết định số 217, 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) ở Hớn Quản, thông qua vai trò cầu nối là UBMTTQVN và các đoàn thể chính trị - xã hội đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Qua đó phát huy vai trò nhân dân trong xây dựng thực hiện các chủ trương, quyết sách cũng như các vấn đề nhân dân quan tâm tại địa phương.

Thực hiện 2 quyết định nêu trên, UBMTTQVN và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện Hớn Quản đã xây dựng nhiều kế hoạch để tổ chức giám sát theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Qua đó, kịp thời nắm bắt những diễn biến tư tưởng trong cộng đồng dân cư, khó khăn, vướng mắc, từ đó có ý kiến, kiến nghị đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân khắc phục hạn chế trong điều hành, quản lý nhà nước và việc chấp hành pháp luật ở địa phương. Nổi bật trong 5 năm qua (từ 2013-2018), ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng các xã trên địa bàn Hớn Quản đã tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát các công trình hạ tầng cơ sở, nhất là đường giao thông nông thôn mới, xây dựng nhà, trường học được 242 cuộc. Qua đó, góp phần đảm bảo chất lượng công trình tại các địa phương. Ông Đặng Văn Lợi, Trưởng ấp 10, xã Tân Hiệp, thành viên ban giám sát đầu tư của cộng đồng ấp nói: “Để làm con đường bê tông của ấp, chúng tôi tổ chức họp bầu tổ trưởng, thành viên tổ giám sát, trong đó có đại diện ấp và một số người dân uy tín, trách nhiệm. Chúng tôi giám sát, kiểm tra từng giai đoạn, đảm bảo công trình chất lượng”.

Người dân xã Thanh An đóng góp ý kiến tại buổi đối thoại với lãnh đạo xã năm 2019

Việc tham gia góp ý xây dựng đảng, xây dựng chính quyền được tổ chức với nhiều hình thức như góp ý trực tiếp qua hòm thư, các buổi tọa đàm, đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo cấp ủy, chính quyền với nhân dân. 5 năm qua, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tổ chức 63 hội nghị cho người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp đối thoại trực tiếp với nhân dân; phối hợp tổ chức 36 đợt góp ý đối với 42 dự thảo luật liên quan trực tiếp đến hoạt động của MTTQ và các tổ chức thành viên, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Qua đó đã kịp thời giải quyết nhiều vụ việc, vấn đề vướng mắc liên quan đến mọi mặt đời sống xã hội, tạo niềm tin, sự đồng thuận cao của nhân dân.

Ông Lê Minh Thìn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Thanh An, cho biết: “Trong các hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương với nhân dân tổ chức hằng năm, chúng tôi lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân, từ đó chỉ đạo thực hiện ngay, không để vụ việc tồn đọng, kéo dài, khiếu kiện đông người xảy ra. Nhiều năm nay, công tác tiếp dân của địa phương được thực hiện tốt, không có trường hợp khiếu kiện tập thể, đông người và kéo dài”.

Tuy nhiên, qua 5 năm thực hiện 2 Quyết định số 217 và 218-QĐ/TW vẫn còn một số hạn chế. Cụ thể: Đối với thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW, việc ban hành các văn bản để triển khai thực hiện hằng năm ở một số địa phương, đơn vị còn chậm; thiếu sự quan tâm chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc, phối hợp trong quá trình thực hiện; công tác phản biện chưa thực sự rõ nét. Công tác tuyên truyền, vận động nắm bắt, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân có lúc, có nơi chưa kịp thời. Việc thực hiện Quyết định số 218-QĐ/TW vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: việc mở rộng các hình thức tập hợp ý kiến nhân dân trong góp ý xây dựng chính sách, pháp luật còn hạn chế; việc tham gia góp ý xây dựng đảng, xây dựng chính quyền, nhất là tham gia đóng góp ý kiến vào các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương chưa được MTTQ, các tổ chức thành viên tham gia tích cực.

Từ thực tế cho thấy, nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế là do nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền và cơ quan nhà nước về vai trò giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chưa đầy đủ. Từ đó, công tác chỉ đạo kiểm tra chưa thường xuyên, chưa phối hợp, tạo điều kiện cho MTTQ, các đoàn thể tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng đảng, xây dựng chính quyền... Bên cạnh đó, MTTQ, các đoàn thể còn lúng túng trong xây dựng chương trình, kế hoạch, xác định nội dung cụ thể để thực hiện giám sát, phản biện xã hội. Đội ngũ cán bộ MTTQ và các đoàn thể còn thiếu năng lực nhìn nhận, phân tích vấn đề, đánh giá và kết luận trong quá trình giám sát, phản biện xã hội...

  • Từ khóa
1618

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu