Thứ 4, 24/04/2024 01:42:17 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Chính trị 19:17, 22/11/2015 GMT+7

Góp ý Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi: Người đại diện trong vụ việc dân sự

Chủ nhật, 22/11/2015 | 19:17:00 1,991 lượt xem

BPO - Tại Điều 12 trong dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi (Dự thảo Online) là những quy định về thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, với nội dung như sau: Thẩm phán, hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán, hội thẩm nhân dân, việc giải quyết việc dân sự của thẩm phán dưới bất kỳ hình thức nào. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán, hội thẩm nhân dân, việc giải quyết việc dân sự của thẩm phán thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Trong khi đó, tại Điều 12 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành chỉ có quy định: Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở thẩm phán, tội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ. Nhưng tại Điều 12 Dự thảo Bộ luật Tố tụng Dân sự sửa đổi đã bỏ sung quy định này như sau: Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán, tội thẩm. Và theo quy định như trên thì vô tình đã giảm trừ phạm vi tác động của điều luật từ mọi hành vi xuống mức liệt kê nhóm đối tượng nhất định. Ngoài ra, điều luật cũ và mới mới cũng chỉ đề cập tới vấn đề xét xử mà không nói đến vấn đề giải quyết việc dân sự. Đồng thời, theo nội dung của điều luật mới thì nội hàm của từ xét xử cũng chưa rõ ràng là tại phiên xét xử hay trong toàn bộ quá trình sau thụ lý vụ án. Vì vậy, tôi đề xuất nên sửa đổi cả 3 khoản của Điều 12 như sau: 1. Khi xét xử vụ án dân sự, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. 2. Khi giải quyết vụ việc dân sự, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và dựa trên các nguyên tắc công bằng, công lý, phải đảm bảo quyền dân sự của công dân. 3. Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp vào việc thực hiện công vụ của thẩm phán, hội thẩm.

Tại khoản 1, Điều 68 của dự thảo Bộ luật Tố tụng Dân sự là những quy định về đương sự trong vụ việc dân sự, với nội dung như sau: Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến giải quyết vụ án. Đương sự trong việc dân sự là người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến giải quyết việc dân sự. 2. Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm. Cơ quan, tổ chức do bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn. 3. Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm. 4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. 5. Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là người yêu cầu tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. 6. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự là người tuy không yêu cầu giải quyết việc dân sự nhưng việc giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc đương sự trong việc dân sự đề nghị và được tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong trường hợp giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự.

Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành quy định: Đương sự gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, nội dung trên cũng chưa quy định đầy đủ về đối tượng là đương sự trong vụ án dân sự. Vì vậy, tôi đề xuất trong Điều 68 của dự thảo Bộ luật Tố tụng Dân sự cần bổ sung nội dung sau: Đương sự trong vụ án dân sự gồm: Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi liên quan. Vì người đại diện hợp pháp là người có quyền thay mặt cho nguyên đơn hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong suốt quá trình tố tụng. Vì vậy, trong tố tụng dân sự không thể không có đối tượng này.

NV

 

 

  • Từ khóa
14444

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu