Thứ 5, 28/03/2024 19:20:19 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Pháp luật 00:00, 09/10/2011 GMT+7

Nhận sổ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc

Chủ nhật, 09/10/2011 | 00:00:00 1,920 lượt xem

Hỏi: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người lao động sau khi nghỉ việc bao lâu mới có thể rút sổ bảo hiểm xã hội và được thanh toán tiền trợ cấp thôi việc? Nếu không được thanh toán tiền trợ cấp thì người lao động khiếu nại ở đâu?

Trả lời: Theo quy định tại điều 43 Bộ luật Lao động thì trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Như vậy, trong trường hợp người lao động thôi việc đúng quy định của pháp luật mà người sử dụng lao động vẫn chưa trả sổ bảo hiểm xã hội và giải quyết chi trả tiền trợ cấp thôi việc là đã vi phạm về thời gian giải quyết quyền lợi cho người lao động.

Về vấn đề này, người lao động viết giấy đề nghị gửi lãnh đạo của doanh nghiệp hoặc người sử dụng lao động để yêu cầu trả sổ bảo hiểm xã hội và giải quyết các chế độ trợ cấp khi bạn thôi việc đúng quy định. Nếu doanh nghiệp không chịu giải quyết, để bảo vệ quyền lợi của mình, người lao động có thể gửi đơn yêu cầu hòa giải đến hội đồng hòa giải cơ sở (trong doanh nghiệp) hoặc hòa giải viên lao động tại cơ quan lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Trường hợp hòa giải không thành (có biên bản), thì người lao động có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi công ty có trụ sở, hoặc kiện thẳng ra tòa án mà không nhất thiết phải hòa giải tại cơ sở.

Tuy nhiên, thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp là một năm kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm, đối với tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động. Đối với tranh chấp về bảo hiểm xã hội, thời hiệu là một năm kể từ ngày phát hiện hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm.

KC

  • Từ khóa
20909

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu