Thứ 6, 29/03/2024 18:20:09 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Pháp luật 10:39, 10/11/2015 GMT+7

Góp ý Dự thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự sửa đổi: Trình tự tranh luận cần được sắp xếp phù hợp

Thứ 3, 10/11/2015 | 10:39:00 1,893 lượt xem

BP - Điều 245 trong dự thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự sửa đổi (Dự thảo Online) là những quy định về xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục, với nội dung như sau: Việc xét xử được tiến hành bằng lời nói. Hội đồng xét xử phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi, nghe ý kiến của bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện của họ, người làm chứng, người giám định và những người khác tham dự phiên tòa được tòa án triệu tập; xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã thu thập; công bố các biên bản, tài liệu và tiến hành các hoạt động tố tụng khác để kiểm tra chứng cứ; nghe ý kiến của kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Việc xét xử phải tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ và thời gian tạm ngừng phiên tòa.

Một phiên tòa xét xử lưu động tại xã Tiến Hưng

Theo ý kiến của cá nhân tôi thì quy định như trong điều luật nêu trên là chưa đầy đủ. Vì trong Điều 245 mới chỉ quy định các nội dung cần thiết trong việc xét hỏi của Hội đồng xét xử trong một phiên tòa, nhưng lại không quy định hình thức xử lý khi bản án thiếu một trong các nội dung đã quy định trong điều này. Và quy định như vậy là chưa chặt chẽ, chưa phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Bởi lẽ, thực tế hiện nay cho thấy có rất nhiều vụ án mà Hội đồng xét xử tuyên bác bỏ các quan điểm của buộc tội của đại diện Viện kiểm sát và lời bào chữa của luật sư, nhưng lại không đưa ra bất cứ lời giải thích nào về việc vì sao bác bỏ, mà chỉ ghi ngắn gọn là “không có cơ sở để chấp nhận”. Vậy hội đồng xét xử căn cứ vào đâu để khảng định rằng không có cơ sở để chấp nhận hay không chấp nhận?

Và điều này đã gây rất nhiều bức xúc cho đại diện Viện kiểm sát, bị cáo và người bào chữa. Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bản án tuyên chưa thấu tình đạt lý. Thậm chí vì việc này mà dẫn đến có bản án đã bỏ sót người, lọt tội rồi dẫn đến oan sai và làm nản lòng những luật sư có tâm huyết thu thập chứng cứ để bào chữa cho bị cáo. Do đó, tôi đề nghị ở điều này cần bổ sung thêm một khoản nữa với nội dung quy định rõ hình thức xử lý đối với những bản án thiếu một trong các nội dung mà Bộ luật đã quy định. Và đây chính là chế tài ngăn chặn sự chủ quan hoặc có tiêu cực của hội đồng xét xử.

Còn tại Điều 303 là những quy định về trình tự xét hỏi tại phiên tòa, với nội dung như sau: Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ các tình tiết về từng sự việc và về từng tội trong vụ án, từng người theo thứ tự xét hỏi hợp lý. Chủ tọa phiên tòa điều khiển việc hỏi. Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến Thẩm phán, các Hội thẩm sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Những người tham gia phiên tòa cũng có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Người giám định, người định giá tài sản được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định, định giá tài sản. Khi xét hỏi, Hội đồng xét xử xem xét những vật chứng có liên quan trong vụ án.

Về nội dung của điều luật này, theo suy nghĩa của tôi là chưa phù hợp với tinh thần đổi mới tư pháp của Đảng và Nhà nước ta, mà ban soạn thảo vẫn giữ tư duy tranh luận theo quan điểm cũ. Vì vậy, về trình tự phát biểu khi tranh luận tại phiên tòa, tôi đề nghị sau khi đại diện Viện kiểm sát trình bày lời luận tội đối với bị cao, thì đến lượt đến lượt người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị người bị hại trình bày ý kiến, sau đó mới đến luật sư hoặc người bào chữa và bị cáo. Bởi lẽ, xét về logic thì quan điểm luận tội của Viện kiểm sát và ý kiến của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại đều là những ý kiến bất lợi cho bị cáo. Do đó, hai chủ thể này phải được trình bày ý kiến của mình trước. Sau đó mới đến người bào chữa trình bày quan điểm của mình theo hướng có lợi cho bị cáo và có như vậy thì mới hợp lý. Bởi lẽ, khi người bào chữa có thể tập hợp tất cả những ý kiến bất lợi cho bị cáo đã được các chủ thể trên trình bày trước đó để tìm cách bác bỏ, thì sẽ dẫn đến bất lợi cho người bị hại. Không những thế, mà có nguy cơ tòa sẽ bỏ sót chứng cứ và dẫn đến bản án không đúng người, không đúng tội. 

NV

  • Từ khóa
27553

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu