Thứ 6, 29/03/2024 04:04:04 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Xã hội 19:35, 06/08/2020 GMT+7

Bệnh sốt xuất huyết giảm mạnh

Thanh Liêm
Thứ 5, 06/08/2020 | 19:35:00 340 lượt xem
BPO - Ngày 6-8, Tiến sĩ, bác sĩ Quách Ái Đức, Giám đốc Sở Y tế tỉnh cho biết, bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh giảm mạnh so với cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 687 trường hợp mắc, giảm 84,1% so với cùng kỳ năm 2019 (687/4.313).
Cán bộ y tế tẩm hóa chất vào mùng diệt muỗi phòng trừ bệnh sốt xuất huyết cho bà con xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập

Trên địa bàn tỉnh xảy ra 36 ổ dịch, đã xử lý 100%. Có 1 trường hợp ở thôn 10, xã Thiện Hưng, huyện Bù Đốp tử vong, không tăng không giảm so với cùng kỳ 2019. Hiện 11/11 huyện, thị, thành phố đều có số ca mắc nhưng ổ dịch giảm so với cùng kỳ 2019. Giảm thấp nhất là 46,9 % (Bù Đăng) và cao nhất là 93% (Đồng Xoài).

Đề cập đến công tác phòng chống sốt xuất huyết, bác sĩ Quách Ái Đức cho biết, thường xuyên chỉ đạo các cơ quan, địa phương, đơn vị chủ động triển khai chiến dịch diệt lăng quăng, duy trì hoạt động 1 tuần/1 lần tại các khu vực có nguy cơ cao, 2 tuần/1 lần tại các khu vực có chỉ số muỗi, lăng quăng cao và 1 tháng/1 lần tại các khu vực còn lại. Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch phun hóa chất diệt muỗi trên diện rộng tại các khu vực có nguy cơ cao. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo phòng chống sốt xuất huyết tại các điểm nóng, khu vực có nguy cơ bùng phát dịch, hỗ trợ tuyến xã công tác phòng chống dịch.

Để phòng chống muỗi chích người dân nên ngủ mùng kể cả ban ngày, mặc quần áo dài tay cho trẻ, có thể dùng nhang xua muỗi, kem chống muỗi hoặc bình xịt muỗi cá nhân tại hộ gia đình. Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng để muỗi không có nơi trú đậu. 

“Hiện đang vào mùa mưa là điều kiện thuận lợi để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sản, phát triển. Do đó mỗi người dân, hộ gia đình và các cơ quan công sở cần làm hạn chế tối đa nơi sinh sản và phát triển của muỗi bằng cách vệ sinh môi trường như thu gom, lật úp, dọn dẹp các dụng cụ chứa nước không cần thiết. Đối với dụng cụ chứa nước sinh hoạt cần đậy nắp kín, thau rửa thường xuyên 2 lần/tuần. Những dụng cụ chứa nước lớn có thể thả cá để ăn lăng quăng” - bác sĩ Đức khuyến cáo. 
 

  • Từ khóa
59365

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu