Thứ 6, 29/03/2024 22:06:18 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Chính trị 09:05, 04/11/2014 GMT+7

HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN ĐBQH BÌNH PHƯỚC

ĐẠI BIỂU PHẠM THỊ MỸ LỆ: Cần quy hoạch nông nghiệp bền vững, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn

Thứ 3, 04/11/2014 | 09:05:00 2,004 lượt xem

>> Luật Tổ chức Quốc hội phải khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản dưới luật
>> Án kéo dài lên nghị trường
>> Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trả lời không chính xác về “kỳ án vườn mít”

>> Cần có quy định đặc thù về đăng ký khai sinh cho trẻ vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số
 

BP - Trong phiên thảo luận tại hội trường Diên Hồng ngày 1-11 về báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng theo nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, đại biểu Phạm Thị Mỹ Lệ, đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước khẳng định, cơ hội phát triển của ngành điều vẫn còn khả quan nếu có chiến lược đầu tư hợp lý.

 

Đại biểu Phạm Thị Mỹ Lệ đưa ra dẫn chứng: Mặc dù kinh thế toàn cầu khó khăn, nhưng xuất khẩu hạt điều năm 2013 vẫn đạt 261 ngàn tấn với kim ngạch gần 1,7 tỷ USD. Xuất khẩu điều 9 tháng 2014 đạt 225 ngàn tấn, với kim ngạch 1,46 tỷ USD, tăng 19,6% về khối lượng và tăng 21,8% về giá trị so cùng kỳ năm 2013. Như vậy, nếu nền kinh tế nông nghiệp được Nhà nước đầu tư đúng mức, thì kim ngạch xuất khẩu nông sản, trong đó có sản phẩm hạt điều sẽ phát triển mạnh mẽ, góp phần ổn định nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu phát triển mạnh hơn.

Đại biểu Phạm Thị Mỹ Lệ cũng cho rằng: Mỗi vùng miền đều có mặt hàng thế mạnh riêng, như lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long, cà phê Tây Nguyên, điều Bình Phước... Tuy nhiên, việc phát triển các sản phẩm thế mạnh này hiện gặp rất nhiều khó khăn do chưa xây dựng được chiến lược, quy hoạch phát triển bền vững và thiếu vốn.

Đại biểu Phạm Thị Mỹ Lệ cho biết, hiện nay, mặc dù ngành ngân hàng đã có nhiều giải pháp thiết thực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong tiếp cận vốn vay nhưng do năng lực tài chính của doanh nghiệp còn yếu, không đủ tài sản để thế chấp, nợ phải trả tồn đọng lớn chưa có biện pháp xử lý... nên vẫn khó tiếp cận vốn mới để vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất. Những nỗ lực triển khai trong thời gian qua chủ yếu xuất phát từ bản thân ngành ngân hàng. Một số giải pháp hỗ trợ tái cơ cấu tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu chưa mang lại hiệu quả cao, thiếu sự phối hợp chặt chẽ với các giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và đầu tư công; xử lý sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống tổ chức tín dụng còn chậm.

Đại biểu Phạm Thị Mỹ Lệ đề nghị, bên cạnh sự khẩn trương trong công việc lập pháp để sửa đổi, bổ sung các luật hiện hành có liên quan đang cản trở quá trình tái cơ cấu, Quốc hội nên ban hành một nghị quyết riêng giao cho Chính phủ tìm kiếm nguồn lực phù hợp (ngoài ngân sách nhà nước) để hỗ trợ có hiệu quả quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.           

Trần Thể

 

  • Từ khóa
12009

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu