Thứ 3, 23/04/2024 22:02:16 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Kinh tế 15:03, 07/05/2020 GMT+7

79.603 lượt hộ nghèo, gia đình chính sách được vay vốn ưu đãi

Trọng Phước
Thứ 5, 07/05/2020 | 15:03:00 244 lượt xem
BPO - Sau 5 năm (2016-2020) triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (CSXH) trên địa bàn tỉnh đã phát huy hiệu lực, hiệu quả. Tính đến ngày 31-3-2020, tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt 2.393.708 triệu đồng, giúp 79.603 lượt hộ nghèo và gia đình chính sách được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, thoát nghèo bền vững.

Lễ ra mắt hợp tác xã kinh doanh, chăn nuôi dê Lộc Hiệp (xã Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh)

Giai đoạn 2016-2020, nguồn vốn tín dụng CSXH tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu như: chương trình tín dụng hộ nghèo với số dư nợ đạt 211.738 triệu đồng, doanh số cho vay 262.614 triệu đồng, với 8.588 lượt hộ nghèo được vay vốn, đã cơ bản đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế, giúp các hộ sớm ổn định cuộc sống. Chương trình tín dụng hộ cận nghèo dư nợ đạt 422.246 triệu đồng, doanh số cho vay 226.947 triệu đồng, với 9.315 lượt hộ cận nghèo được vay vốn. Chương trình tín dụng cho hộ mới thoát nghèo dư nợ đạt 422.246 triệu đồng, doanh số cho vay 545.742 triệu đồng, với 19.821 lượt hộ mới thoát nghèo vay vốn. Chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn dư nợ đạt 609.964 triệu đồng, doanh số cho vay 623.633 triệu đồng, giúp 46.474 lượt hộ được vay vốn. Chương trình cho vay giải quyết việc làm dư nợ đạt 196.082 triệu đồng, doanh số cho vay 218.093 triệu đồng, giúp 7.064 lượt hộ vay. Chương trình tín dụng học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn dư nợ đạt 243.779 triệu đồng, doanh số cho vay 191.243 triệu đồng, với 5.998 lượt học sinh - sinh viên được vay vốn. Chương trình tín dụng đối với vùng khó khăn dư nợ đạt 439.199 triệu đồng, doanh số cho vay 517.252 triệu đồng, với 15.437 lượt hộ nghèo được vay vốn, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, miền núi, tăng trưởng kinh tế đồng đều giữa các vùng trong toàn tỉnh. Chương trình tín dụng chính sách dành riêng cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số dư nợ đạt 22.348 triệu đồng, giúp 791 hộ vay với số tiền 19.170 triệu đồng...

Thông qua tiếp cận các nguồn vốn tín dụng đã tạo điều kiện cho các mô hình kinh tế hình thành và phát triển, tiêu biểu như: mô hình sản xuất hợp tác xã chăn nuôi dê (xã Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh và xã Tân Thành, huyện Bù Đốp); tổ hợp tác chăn nuôi trâu, bò sinh sản (xã Tân Lợi, huyện Đồng Phú); Tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh hoa khô nghệ thuật Hưng Thịnh (xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh); tổ hợp tác nuôi gà thả vườn (huyện Chơn Thành, Hớn Quản); tổ liên kết trồng rau sạch (xã Thanh Lương, thị xã Bình Long và xã Thanh An, huyện Hớn Quản); trang trại chăn nuôi heo, gà và cung cấp, phân phối thịt sạch (xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành).

  • Từ khóa
45700

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu