Thứ 6, 19/04/2024 23:15:45 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Thời luận 08:59, 09/12/2017 GMT+7

Ý Đảng và lòng dân

Thứ 7, 09/12/2017 | 08:59:00 118 lượt xem

BP - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng đã ký và ban hành Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15-11-2017 về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm với nhiều điểm mới và nghiêm khắc hơn so với trước đây. Dư luận cả nước đánh giá đây là một quy định rất sát với tình hình thực tế và hợp lòng dân về công tác quản lý cán bộ, đạo đức người công chức, đảng viên ở nước ta hiện nay.

Quy định số 102-QĐ/TW gồm 5 chương, 36 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày ký và thay thế Quy định số 181-QĐ/TW ngày 30-3-2013. Theo đó, Quy định số 102-QĐ/TW đã bổ sung nhiều trường hợp xử lý kỷ luật đối với đảng viên, như: không được tổ chức đi du lịch, tặng quà để lợi dụng người có trách nhiệm dẫn đến việc ban hành quyết định sai, có lợi cho bản thân hoặc cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp mình tham gia; Không tổ chức giao lưu, liên hoan, gặp mặt để tặng, nhận quà với động cơ vụ lợi, không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để làm trái quy định, trục lợi; dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng; Nếu cố ý chỉ đạo xử lý hành chính, kinh tế đối với hành vi tham nhũng có dấu hiệu tội phạm hoặc cho miễn truy cứu trách nhiệm hình sự trái pháp luật đối với người phạm tội tham nhũng... sẽ bị xử lý nghiêm khắc từ cảnh cáo đến cách chức. Đặc biệt, nếu đảng viên lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc ảnh hưởng của người có chức vụ, quyền hạn tác động, gây áp lực để đề cử người thân của mình vào các chức danh lãnh đạo thì bị xử lý kỷ luật cảnh cáo hoặc bị cách chức... Nội dung mới vừa được Bộ Chính trị bổ sung vào Quy định số 102-QĐ/TW không những đã tăng thêm sức chiến đấu của đội ngũ cán bộ, đảng viên mà còn là động lực để họ phấn đấu, cống hiến công sức, trí tuệ bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ và xây dựng đất nước.

Thời gian qua, ở một số địa phương đã xuất hiện tư duy nhiệm kỳ, lợi ích nhóm dẫn tới tình trạng cả họ làm quan, cả gia đình cùng làm lãnh đạo... gây bất bình trong nhân dân. Ví như tại huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) có 3 anh em “cột chèo” là lãnh đạo chủ chốt ở địa phương này. Ở Bà Rịa - Vũng Tàu, chồng làm cục trưởng ký quyết định bổ nhiệm vợ làm Cục phó Cục Thuế tỉnh. Các tỉnh như Hà Giang, Bắc Giang, Hải Dương... cũng đã phát hiện nhiều trường hợp bổ nhiệm người thân vào các vị trí lãnh đạo.

Tại Bình Phước cũng đã xuất hiện trường hợp bổ nhiệm cán bộ “thần tốc” ở cơ sở gây xôn xao dư luận. Tuy nhiên, bằng sự quyết liệt, nghiêm túc của lãnh đạo tỉnh trong xử lý các trường hợp sai phạm nên ít có tình trạng đảng viên lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc ảnh hưởng của người có chức vụ, quyền hạn tác động, gây áp lực để đề cử người thân của mình vào các chức danh lãnh đạo. Với quy định mới này đã thể hiện quyết tâm của Đảng ta trong việc tiếp tục thực hiện theo tinh thần Hội nghị Trung ương 6, khóa XII nhằm làm trong sạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo; đồng thời tạo động lực để cán bộ, đảng viên phát huy hết khả năng của mình cống hiến cho tổ chức, cho đất nước.

Tấn  Phong

  • Từ khóa

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu