Thứ 5, 25/04/2024 02:05:35 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Pháp luật 17:00, 05/06/2017 GMT+7

Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ động vật chết

Thứ 2, 05/06/2017 | 17:00:00 236 lượt xem
BPO - UBND tỉnh vừa ban hành Văn bản số 1759/UBND-KT về tăng cường công tác quản lý vận chuyển, giết mổ động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

UBND các huyện, thị xã tăng cường thông tin tuyên truyền sâu rộng đến các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, nghiêm cấm việc buôn bán, giết mổ, chế biến động vật bị chết, bị bệnh để làm thực phẩm hoặc liên kết với người buôn bán thịt gia súc, gia cầm để gian lận thương mại, biến động vật chết, mắc bệnh thành thực phẩm, đặc sản…; không được vứt xác động vật ra môi trường.

Chỉ đạo Đoàn liên ngành chủ động thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất các cơ sở giết mổ động vật, cơ sở sơ chế, chế biến, kho bảo quản sản phẩm động vật nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực thú y, an toàn thực phẩm và môi trường. Công khai danh sách, địa chỉ các cơ sở giết mổ động vật, cơ sở sơ chế, chế biến, kho bảo quản sản phẩm động vật vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng biết và tránh mua phải thịt từ động vật chết, mắc bệnh, không được kiểm soát giết mổ của ngành thú y. Bố trí địa điểm xử lý, tiêu hủy động vật chết, mắc bệnh bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh, nhất là các địa phương có nhiều hoạt động buôn bán, chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện và thường xuyên giám sát, kiểm tra công tác kiểm dịch, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh nghiêm túc, chặt chẽ, đúng theo các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tăng cường công tác kiểm dịch vận chuyển tại các trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông; tập trung kiểm tra các điểm thu gom (kể cả điểm tập kết, tắm lợn) để phát hiện gia súc bị bệnh hoặc không đảm bảo vệ sinh thú y (bị bơm nước, sử dụng chất cấm, tiêm thuốc an thần…) theo quy định tại Luật thú y. Yêu cầu các chủ hàng phải có biện pháp xử lý chất thải, nước thải trong quá trình vận chuyển, thu bom, tập kết, tắm lợn bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường.

Tăng cường công tác kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ; xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ động vật chết, mắc bệnh để sử dụng làm thực phẩm; vứt xác động vật ra ngoài môi trường. Phối hợp chính quyền địa phương, lực lượng Quản lý thị trường, Công an và các đơn vị liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thú y, an toàn thực phẩm; chủ động thanh tra, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật, cơ sở sơ chế, chế biến, kho bảo quản sản phẩm động vật trên địa bàn;

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; công khai danh sách, địa chỉ các cơ sở giết mổ, chế biến, kinh doanh vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng biết và tránh mua phải thịt từ động vật chết, mắc bệnh, không được kiểm soát giết mổ bởi ngành thú y. Đồng thời tăng cường tuyên truyền khuyến khích các cơ sở kinh doanh đảm bảo an toàn thực phẩm...  

TS

  • Từ khóa
32952

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu