Thứ 3, 23/04/2024 23:09:12 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Kinh tế 14:03, 29/11/2017 GMT+7

Xác định giá trị lợi thế của doanh nghiệp khi cổ phần

Thứ 4, 29/11/2017 | 14:03:00 1,396 lượt xem
BPO - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2018. Theo đó, việc xác định giá trị lợi thế của doanh nghiệp khi cổ phần được thực hiện như sau:

Giá trị lợi thế - thương hiệu và tiềm năng phát triển:

Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa được xác định như sau: Giá trị thương hiệu được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế cho việc tạo dựng và bảo vệ nhãn hiệu, tên thương mại trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp 5 năm, bao gồm chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo, tuyên truyền trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, giới thiệu công ty; xây dựng trang thông tin điện tử (website) của doanh nghiệp. Đối với một số doanh nghiệp đặc thù, cơ quan tư vấn xác định để báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định xác định giá trị thương hiệu dựa vào các yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống (nếu có).

Giá trị tiềm năng phát triển được tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa là tiềm năng phát triển của doanh nghiệp được đánh giá trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai khi so sánh tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp với lãi suất trái phiếu Chính phủ như sau: Giá trị tiềm năng phát = (bằng) Giá trị phần vốn nhà nước theo sổ kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp x (nhân) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn 1 nhà nước bình quân 5 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp – (trừ) Lãi suất trúng thầu của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm do Bộ Tài chính công bố tại thời điểm gần nhất trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Trong đó:

Giá trị phần vốn nhà nước theo sổ kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa là tổng giá trị thực tế theo sổ kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp của doanh nghiệp cổ phần hóa sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả, số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có). Vốn nhà nước được xác định bao gồm số dư: Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu - tài khoản 411; Quỹ đầu tư phát triển - tài khoản 414 và Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản - tài khoản. Việc xác định vốn nhà nước của các doanh nghiệp cổ phần hóa là các tổ chức tín dụng theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Xác định tỷ suất lợi nhuận sau thuế:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân 5 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp = (bằng) Lợi nhuận sau thuế bình quân 5 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp : (chia) Vốn nhà nước theo sổ kế toán bình quân 5 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp x (nhân) 100%.

Vốn nhà nước theo sổ kế toán bình quân 5 năm được xác định bằng tổng số vốn nhà nước bình quân hàng năm chia (:) cho 5. Số vốn nhà nước bình quân hàng năm được xác định trên cơ sở số vốn nhà nước đầu năm cộng với số vốn nhà nước cuối năm chia (:) cho 2.

TH

  • Từ khóa
42280

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu