Thứ 5, 25/04/2024 07:36:03 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Chính trị 17:09, 18/07/2013 GMT+7

Trên 70% lao động trong tỉnh sau đào tạo có việc làm

Thứ 5, 18/07/2013 | 17:09:00 1,710 lượt xem

Đó là số liệu báo cáo của tỉnh Bình Phước tại hội nghị trực tuyến ngày 17-7 với 63 tỉnh, thành phố sau 3 năm (2010-2012) thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, do Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân chủ trì. Theo đó, từ năm 2010 đến 2012, Bình Phước đã đào tạo nghề cho 18.450 lao động nông thôn, tỷ lệ người có việc làm sau đào tạo đạt trên 70%.


Ở tỉnh Bình Phước, lao động nông thôn chủ yếu đăng ký học nghề cạo mủ cao su

Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” được Thủ tướng chính phủ phê duyệt thực hiện trong 11 năm (2010-2020), với mục tiêu dạy nghề cho khoảng 10,6 triệu lao động. Trong đó 3 năm đầu thực hiện đề án, các tỉnh tập trung xây dựng văn bản hướng dẫn, thực hiện thí điểm các mô hình dạy nghề; chuẩn bị cơ sở vật chất, chương trình, tài liệu dạy nghề, bồi dưỡng cán bộ giáo viên, người dạy nghề... Qua kiểm tra tại 63 tỉnh, thành cho thấy, 3 năm qua cả nước đã đào tạo nghề cho hơn 1 triệu lao động nông thôn, đạt 77,7% kế hoạch và bằng 16,6% kế hoạch của đề án. Trong đó, người được học nghề nông nghiệp chiếm 44,2%, người học nghề phi nông nghiệp chiếm 55,8%; lao động nữ nông thôn chiếm 52,9%, người dân tộc thiểu số chiếm 20,6%... Huy động sự tham gia của gần 1.400 cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp và cơ sở khác có đủ điều kiện tham gia dạy nghề.

Đề án còn bộc lộ nhiều khó khăn, vướng mắc như: Việc triển khai chậm, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với đặc điểm từng vùng, ngành kinh tế, thiếu định hướng dài hạn; mạng lưới cơ sở dạy nghề còn bất cập, cơ sở vật chất thiếu...

Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ ra những hạn chế và đề nghị các địa phương trong thời gian tới nhanh chóng thành lập ban chỉ đạo đề án cấp huyện, xã (đối với những địa phương chưa thực hiện); tập trung khắc phục bộ máy nhân sự các cơ sở đào tạo nghề; triển khai quyết liệt đào tạo nghề gắn với sản xuất, nâng cao thu nhập cho người lao động; những địa phương có chỉ số đạt thấp cần rà soát lại số liệu và đưa ra nguyên nhân của hạn chế để rút kinh nghiệm khắc phục; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhất là nêu gương điển hình...             

C.Liên

  • Từ khóa
8605

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu