Thứ 5, 18/04/2024 23:47:44 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Giáo dục 14:15, 05/12/2012 GMT+7

Thời gian đào tạo thạc sĩ từ 1 đến 2 năm

Thứ 4, 05/12/2012 | 14:15:38 319 lượt xem

 

LTS: Bộ Giáo dục - Đào tạo vừa công bố Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ để lấy ý kiến đóng góp của các cấp, các ngành và nhân dân trong cả nước. Dưới đây, Bìnhphuoc Online xin giới thiệu cùng bạn đọc về những nội dung chính đáng lưu ý trong dự thảo thông tư này:

* Hình thức và thời gian đào tạo

Theo dự thảo thông tư, đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện theo hình thức chính quy. Về thời gian đào tạo: Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học; thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ là một năm đối với các ngành mà thời gian đào tạo ở bậc đại học từ 5 năm trở lên (đối với niên chế) hay 180 tín chỉ trở lên (đối với tín chỉ); thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ là hai năm đối với các ngành mà thời gian đào tạo ở bậc đại học từ bốn năm rưỡi trở xuống (đối với niên chế) hay thấp hơn 160 tín chỉ (đối với tín chỉ).

 

Ảnh minh họa

Việc tổ chức thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ được tổ chức từ 1 đến 2 lần/năm. Các môn thi tuyển gồm: Môn ngoại ngữ, môn cơ bản, môn cơ sở của ngành hoặc chuyên ngành đào tạo.

 

* Điều kiện dự thi

Người dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ phải có các điều kiện sau: Thứ nhất là về đã tốt nghiệp đại học đúng ngành hoặc ngành gần với ngành hoặc chuyên ngành đăng ký dự thi. Riêng đối với ngành ngoại ngữ, nếu người dự thi đăng ký theo ngành ngoại ngữ đúng với bằng tốt nghiệp đại học theo hình thức giáo dục thường xuyên thì phải có bằng tốt nghiệp đại học hình thức chính quy thuộc ngành ngoại ngữ khác. Đồng thời, ngành tốt nghiệp đại học được coi là ngành gần với ngành dự thi đào tạo thạc sĩ khi chương trình đào tạo của ngành này ở trình độ đại học khác nhau không quá 20% đối với chương trình đào tạo theo hướng nghiên cứu và không quá 40% đối với chương trình đào tạo theo hướng ứng dụng. Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với chuyên ngành dự thi, nếu trúng tuyển phải học bổ sung kiến thức trước khi học các học phần của chương trình thạc sĩ. Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quyết định nội dung kiến thức học bổ sung.

Thứ hai là về thâm niên công tác chuyên môn: Tùy theo yêu cầu của từng ngành, chuyên ngành đào tạo, thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quy định cụ thể về thâm niên công tác chuyên môn phù hợp cho từng ngành hoặc là nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của cơ sở giáo dục đại học.

* Đối tượng và chính sách ­ưu tiên

Đối tượng ưu tiên, gồm: Những ng­ười hiện đang sinh sống hoặc công tác được hai năm liên tục trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại các địa phương thuộc miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo, trong đó có các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ; th­ương binh, bệnh binh; con liệt sĩ; Anh hùng lực lư­ợng vũ trang, anh hùng lao động, người có công với cách mạng; người dân tộc thiểu số; nạn nhân hoặc con nạn nhân chất độc da cam.

Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng một điểm vào kết quả thi (thang điểm 10) cho môn cơ bản; 10 điểm (thang điểm 100) đối với môn ngoại ngữ. Người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng chế độ ưu tiên của một đối tượng.

KC

  • Từ khóa
82191

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu