Thứ 5, 25/04/2024 11:28:44 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Chính trị 09:11, 17/04/2013 GMT+7

Theo gương Bác làm việc có lợi cho dân

Thứ 4, 17/04/2013 | 09:11:00 2,220 lượt xem

Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng ấp 2 và ông Dương Văn Hưởng, Bí thư chi bộ ấp Mỹ Hưng thuộc xã Thành Tâm là điển hình học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của huyện Chơn Thành, được UBND tỉnh tặng bằng khen. Họ đều là những cựu chiến binh và cùng chung suy nghĩ “làm những việc dân cần thì khó mấy cũng xong”.

LÀM VIỆC DÂN CẦN

2 năm trước, ông Nguyễn Văn Hải, 58 tuổi, Tổ trưởng khu dân cư được nhân dân tín nhiệm bầu làm Trưởng ấp 2.

Ấp 2 không phải vùng sâu, vùng xa hẻo lánh nhưng phía trước bị chắn bởi quy hoạch Khu công nghiệp Chơn Thành 1 và dự án khác nên người dân chịu thiệt thòi về cơ sở hạ tầng. đường, điện không được Nhà nước đưa vào kế hoạch đầu tư. Đó cũng chính là trăn trở của ông Hải khi nhận nhiệm vụ ấp trưởng. Lúc này, các con đường vào khu dân cư chỉ là lối mòn lầy lội về mùa mưa, xe cơ giới không thể vào được. Người dân ấp 2 chủ yếu sống nhờ cao su xen làm giống và trồng măng tre điền trúc để lấy ngắn nuôi dài nên rất cần điện để tưới, nhưng điện đều do dân góp tiền kéo, giá cao, chất lượng kém và chỉ đủ dùng cho sinh hoạt mức tối thiểu.


Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tấn Hưng trao thưởng cho các thí sinh đoạt giải cuộc thi sáng tác quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí chủ đề học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Ảnh: T.B

Làm đường để đi, kéo điện để dùng là những việc dân cần. Chỉ trong 2 năm (2011-2012), ấp 2 đã vận động nhân dân góp tiền, đất, giải phóng mặt bằng mở rộng và sỏi đỏ 14km đường với chiều rộng mặt đường 5-6m; 14 triệu đồng làm đường điện và xây dựng tường rào, bàn ghế, trang thiết bị nhà văn hóa ấp.

Ông Hải cho biết, vận động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, ấp 2 đã lấy công trình mở đường tổ 1, chiều dài 1,1km thí điểm sau đó họp rút kinh nghiệm và triển khai ra 9 tổ.

 Về kinh nghiệm vận động nhân dân, ông Hải vắn tắt: Minh bạch, dân chủ, công khai theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Ấp tổ chức họp dân lấy ý kiến về kỹ thuật thiết kế, dự toán kinh phí và định mức đóng góp của từng hộ. Dân tự bầu tổ phụ trách kinh phí, giám sát công trình, thanh toán phương tiện thuê mướn... Ấp chỉ đứng ra chịu trách nhiệm pháp lý, hợp đồng bên thi công, phương tiện máy móc. Hoàn thành công trình họp dân công bố kết quả, công khai kinh phí... 2 năm qua, ấp 2 chưa có ý kiến khiếu nại của nhân dân về việc đóng góp xây dựng hạ tầng.

LINH HOẠT TRONG VẬN ĐỘNG

Ấp Mỹ Hưng có 95% dân cư theo đạo Thiên chúa, đi nhà thờ ở 2 giáo xứ Mỹ Hưng và Tân Châu. Chi bộ ấp Mỹ Hưng có 4 đảng viên, nhưng 1 đảng viên cao tuổi miễn sinh hoạt, 1 người là ấp trưởng, kinh tế khó khăn, làm bảo vệ ở Huyện ủy Chơn Thành. Vậy là công việc đổ dồn lên vai cựu chiến binh, Bí thư chi bộ kiêm phụ trách mặt trận Dương Văn Hưởng.


Bà Lương đã tự nguyện hiến 300m2 đất, trên phần đất có hàng cây xà cừ 4 năm tuổi để mở đường

Bí thư đảng bộ xã Thành Tâm Huỳnh Thanh Xuân cho biết: Do tình hình khó khăn của ấp Mỹ Hưng nên chi bộ không được xã chọn làm điểm trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế, Mỹ Hưng với những cách làm hay, sáng tạo và linh động trong vận động giáo xứ hỗ trợ, có hiệu quả thực tiễn nên được xã chọn làm mô hình điểm để các ấp học tập, rút kinh nghiệm.

Quê ở Đức Thọ (tỉnh Hà Tĩnh), ông Hưởng đã 54 tuổi đời và 30 năm tuổi Đảng. Là đảng viên và “lính Cụ Hồ”, ông luôn nghĩ mình phải làm theo lời dạy của Bác. Mỹ Hưng là xứ đạo, vận động dân có những khó khăn riêng. Khó hơn khi cuộc sống của người dân không ổn định, kinh tế khó khăn, bởi nằm trong quy hoạch của các dự án Khu công nghiệp Becamex - Bình Phước, Trường đua ngựa và đoạn cuối đường Hồ Chí Minh.

Mỹ Hưng cũng chung cảnh như các khu dân cư khác là đường xấu, nhỏ nhưng nằm trong khu quy hoạch nên phải “chờ”. Năm 2012, Chi bộ Mỹ Hưng đưa ra nghị quyết vận động nhân dân đóng góp làm đường giao thông. Trong cái khó có cái may, khi cha xứ cũng là cựu chiến binh, ông Hưởng đã nhờ cha xứ phối hợp cùng giáo xứ vận động giáo dân. Chi bộ giao ấp dự trù kinh phí xin xã hỗ trợ. Các khu dân cư bầu tổ làm đường là những người có uy tín, kinh nghiệm quản lý kinh phí, hợp đồng thi công, giám sát công trình. Các hộ có đất trong khu vực đóng góp mỗi hộ 1 xe đất, nhân dân hai bên đường tưới nước bảo đảm tiến độ, chất lượng. Năm 2012, Mỹ Hưng đã mở rộng 6km đường sỏi đỏ của 5 tổ, từ kinh phí vận động 270 triệu đồng.

Bài học rút ra từ vận động nhân dân làm đường ở Chi bộ Mỹ Hưng trong thực hiện theo lời Bác Hồ dạy là lấy dân làm gốc, làm những việc dân cần, bởi “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

P.Hà -  H.Châu

  • Từ khóa
1724

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu