Thứ 6, 19/04/2024 18:44:36 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Chính trị 14:28, 06/02/2015 GMT+7

Ý KIẾN ĐÓNG GÓP SỬA ĐỔI BỘ LUẬT DÂN SỰ

Thêm quyền cho tòa án

Thứ 6, 06/02/2015 | 14:28:00 1,480 lượt xem
BP - Mục tiêu của việc sửa đổi nhằm bảo vệ tốt hơn các quyền của cá nhân, tổ chức trong giao dịch dân sự, ổn định môi trường pháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội sau khi Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi bằng Hiến pháp năm 2013. Vì vậy, trong dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi đã được bổ sung nhiều quy định mới và một trong những điểm mới nổi bật nhất là quy định: Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự.

So với quy định của Bộ luật dân sự hiện hành (năm 2005), trong phần chung của dự thảo sửa đổi đã được bổ sung theo hướng cụ thể hóa quan điểm xây dựng Bộ luật dân sự thành bộ luật nền, có vị trí, vai trò là luật chung của hệ thống pháp luật tư, có tính khái quát, tính dự báo và tính khả thi. Thay vì quy định phạm vi điều chỉnh theo hướng liệt kê quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động... như trong bộ luật hiện hành, dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi đã lấy tính chất bình đẳng của các chủ thể dân sự làm tiêu chí xác định phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự; đồng thời thống nhất với nội dung, tinh thần của Hiến pháp về công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Cụ thể, quy định về bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền, tại Khoản 2, Điều 19 trong dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi có quy định như sau: 2. Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, quy định tại Điều 11 và Điều 12 của bộ luật này hoặc án lệ được áp dụng để xem xét, giải quyết.

Ngay sau khi dự thảo được công bố, trong xã hội đã xuất hiện hai luồng ý kiến khác nhau, trong đó có cả những ý kiến của các chuyên gia pháp luật về nội dung này. Loại ý kiến thứ nhất thì cho rằng, trong dự thảo cần cân nhắc quy định này vì trong điều kiện kinh tế - xã hội và pháp luật hiện nay của Nhà nước ta thì quy định này là khó có tính khả thi. Vì chưa có điều luật quy định thì tòa án căn cứ vào đâu để giải quyết các vụ, việc dân sự?

Ý kiến thứ nhất cho rằng, trong dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi cần bổ sung quy định sau: Khi người dân có yêu cầu về giải quyết vụ, việc dân sự thì tòa án không được từ chối vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Trong trường hợp chưa có điều luật thì tòa án cần áp dụng quy định về áp dụng tập quán, áp dụng tương tự quy định của pháp luật, các nguyên tắc cơ bản được quy định trong Bộ luật dân sự và lẽ công bằng để xem xét, giải quyết vụ, việc dân sự của người dân. 

Về ý kiến cá nhân, tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến thứ hai, vì quy định như trong dự thảo là phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tòa án đã được quy định tại Khoản 3, Điều 102 Hiến pháp, theo đó: Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bên cạnh đó, theo nội dung, tinh thần của Hiến pháp thì Nhà nước phải có trách nhiệm tạo cơ chế pháp lý đầy đủ để các quyền dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện. Vì vậy, việc bổ sung quy định nêu trên là cần thiết nhằm góp phần thực hiện trách nhiệm này của Nhà nước.

Mặt khác, thực tiễn nhiều năm qua ở nước ta cho thấy, do không có quy định này trong luật nên khi có yêu cầu của người dân thì tòa án còn gặp nhiều khó khăn trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ đã được hiến định của mình. 

Hòa Bình

  • Từ khóa
12563

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu