Thứ 3, 19/03/2024 15:08:01 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Văn hóa 15:29, 13/08/2017 GMT+7

Thế giới và biển Đông sau phán quyết của Tòa trọng tài

Nguồn SGGP
Chủ nhật, 13/08/2017 | 15:29:00 392 lượt xem
BPO - NXB Văn hóa Văn nghệ TPHCM vừa giới thiệu đến bạn đọc tác phẩm có nhan đề Góc nhìn cận cảnh: Thế giới và biển Đông sau phán quyết của Tòa trọng tài.

Thế giới và biển Đông sau phán quyết của Tòa trọng tài

Cuốn sách do PGS-TS Trần Nam Tiến, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu biển và đảo, giảng viên khoa Quan hệ quốc tế Trường ĐH KHXH-NV, ĐHQG TPHCM làm chủ biên.

Cuốn sách là công trình nghiên cứu tổng quát xung quanh vụ việc Philippines gửi đơn khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài được thành lập và hoạt động dựa trên các quy định trong phụ lục VII của UNCLOS (Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982).

Ngày 12-7-2016, Tòa trọng tài được thành lập theo phụ lục VII, UNCLOS đã hoàn toàn nhất trí thông qua và ban hành phán quyết cuối cùng đối với vụ kiện các tranh chấp ở biển Đông. Nội dung của phán quyết đã đề cập đầy đủ 7 nội dung mà Tòa trọng tài đã lựa chọn thuộc thẩm quyền xét xử của mình trong số 15 điểm của đơn khởi kiện. Trong đó, các thẩm phán đã đưa ra một phán quyết nhất trí ủng hộ Philippines về phần lớn các tuyên bố mà nước này đưa ra để phản đối Trung Quốc.

Phán quyết trên đã có tác động lớn đến dư luận quốc tế, khu vực và các bên tranh chấp ở biển Đông.

Cuốn sách Góc nhìn cận cảnh: Thế giới và biển Đông sau phán quyết của Tòa trọng tài tập trung phân tích những cơ sở pháp lý từ phán quyết của Tòa trọng tài, đi sâu về những giải thích của phán quyết về quy chế đảo, đá đối với các thực thể trong quần đảo Trường Sa, từ đó chỉ ra các thay đổi về phạm vi tranh chấp trên biển Đông sau phán quyết.

Cuốn sách cũng sẽ đi sâu phân tích tác động của phán quyết đến quyền lợi thực tế của Việt Nam trên biển Đông và cụ thể là ở quần đảo Trường Sa. Trên cơ sở đó, tác phẩm đưa ra một số gợi ý có tính chất định hướng để Việt Nam có thể tận dụng tốt các nội dung của phán quyết, giành lấy các quyền chính đáng mà Việt Nam phải được hưởng theo luật pháp quốc tế.

Tác phẩm được chia thành bốn chương với khoảng trên 250 trang, phân tích từ tổng quan bối cảnh, luật pháp đến tình hình thực tiễn trước và sau phán quyết.

Các chương theo thứ tự bao gồm: Chương 1: Tổng quan vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc - những vấn đề lý luận và thực tiễn. Chương 2: Vụ kiện biển Đông của Philippines: Nguyên nhân, diễn biến và kết quả. Chương 3: Phản ứng của cộng đồng quốc tế và Trung Quốc đối với phán quyết của Tòa trọng tài. Chương 4: Những tác động đến chủ quyền Việt Nam ở biển Đông và quần đảo Trường Sa.

  • Từ khóa
87375

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu