Thứ 5, 25/04/2024 00:26:58 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Pháp luật 15:02, 22/09/2017 GMT+7

Sự khác biệt trong hai Bộ luật Dân sự

Thứ 6, 22/09/2017 | 15:02:00 177 lượt xem

BP - Bộ luật Dân sự hiện hành đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24-11-2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2017. Đến nay, đã hơn 9 tháng kể từ ngày bộ luật này chính thức được áp dụng vào cuộc sống, song thực tế vẫn còn nhiều người chưa biết về những quy định mới trong bộ luật này có gì khác với Bộ luật Dân sự năm 2005. Vì vậy, nội dung bài viết dưới đây không ngoài mục đích giúp bạn đọc nắm những điểm khác biệt giữa Bộ luật Dân sự năm 2005 và Bộ luật Dân sự năm 2015.

Về mua bán bất động sản bằng giấy tờ viết tay: Theo luật cũ thì việc làm này không có giá trị pháp lý (Điều 134, Bộ luật Dân sự 2005). Theo luật mới thì giao dịch này vẫn có giá trị pháp lý trong trường hợp hai bên đã thực hiện được ít nhất 2/3 nghĩa vụ (Điều 129, Bộ luật Dân sự 2015). Trong ảnh, đất phân lô bán nền ở khu đô thị phường Tân Phú, thị xã Đồng Xoài - Ảnh: B.L

Về thứ tự căn cứ ưu tiên áp dụng giải quyết các vụ việc dân sự: Đối với Bộ luật Dân sự năm 2005, đó là: Sự thỏa thuận, Bộ luật Dân sự, tập quán, quy định tương tự pháp luật (các điều 2, 3). Còn ở Bộ luật Dân sự 2015, là: Sự thỏa thuận, Bộ luật Dân sự, tập quán, quy định tương tự pháp luật, nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng (các điều 3, 4, 5, 6).

Khi có vụ việc thực tế xảy ra nhưng chưa có điều luật áp dụng: Theo Bộ luật Dân sự 2005 thì tòa án có quyền từ chối (vì pháp luật dân sự không có căn cứ để giải quyết vụ việc). Theo Bộ luật Dân sự 2015 thì tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc, trường hợp này dựa theo thứ tự đã nêu trên để giải quyết (quy định tại Khoản 2, Điều 14).

Đối với các trường hợp quyền và nghĩa vụ dân sự bị hạn chế: Theo Bộ luật Dân sự 2005 đó là: Mất năng lực hành vi dân sự; Hạn chế năng lực hành vi dân sự (các điều 22, 23 Bộ luật Dân sự 2005). Còn theo Bộ luật Dân sự 2015 là: Mất năng lực hành vi dân sự; Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; Hạn chế năng lực hành vi dân sự (các điều 22, 23, 24).

Quy định về việc đặt tên cho con: Theo Bộ luật Dân sự 2005, cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi có thể đặt tên cho con đẻ, con nuôi của mình bằng tiếng Việt hoặc bằng ngôn ngữ khác. Còn theo Bộ luật Dân sự 2015 thì chỉ được đặt tên cho con bằng tiếng Việt (Khoản 3, Điều 26).

Sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại: Theo luật cũ thì không phải trả tiền. Còn theo luật mới thì phải được người trong ảnh đồng ý và phải trả tiền, trừ khi hai bên có sự thỏa thuận khác (Khoản 1, Điều 32, Bộ luật Dân sự 2015).

Quy định về việc chuyển đổi giới tính: Theo luật cũ là không được phép chuyển đổi giới tính. Theo luật mới là được phép (Điều 37, Bộ luật Dân sự 2015).

Về mua bán bất động sản bằng giấy tờ viết tay: Theo luật cũ thì việc làm này không có giá trị pháp lý (Điều 134, Bộ luật Dân sự 2005). Theo luật mới thì giao dịch này vẫn có giá trị pháp lý trong trường hợp hai bên đã thực hiện được ít nhất 2/3 nghĩa vụ (Điều 129, Bộ luật Dân sự 2015).

Về quyền đối với tài sản: Luật cũ chỉ quy định về quyền sở hữu (Điều 164, Bộ luật Dân sự 2005). Theo luật mới thì gồm có: Quyền sở hữu; Quyền khác đối với tài sản gồm quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng và quyền bề mặt. Đồng thời, quyền khác đối với tài sản vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển giao trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (căn cứ các điều 158, 159, 160, Bộ luật Dân sự 2015).

Các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự: Đối với luật cũ quy định 7 biện pháp, cụ thể như sau: Cầm cố tài sản; Thế chấp tài sản; Đặt cọc; Ký cược; Ký quỹ; Bảo lãnh; Tín chấp. Theo luật mới thì có 9 biện pháp sau: Cầm cố tài sản; Thế chấp tài sản; Đặt cọc; Ký cược; Ký quỹ; Bảo lưu quyền sở hữu; Bảo lãnh; Tín chấp; Cầm giữ tài sản.

Khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, các bên đã giao kết hợp đồng phải: Đối với luật cũ không có quy định. Nhưng để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đã giao kết hợp đồng, trong luật mới có quy định cụ thể về vấn đề này là khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, các bên đã giao kết hợp đồng phải: Thỏa thuận sửa đổi hợp đồng; Chấm dứt hợp đồng; Yêu cầu tòa án sửa đổi hợp đồng để cân bằng lợi ích của các bên (Điều 420, Bộ luật Dân sự 2015).

Quy định về lãi suất vay: Luật cũ quy định rõ giới hạn ở mức: 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước (Khoản 1, Điều 476 Bộ luật Dân sự 2005). Còn luật mới quy định về giới hạn là: 20%/năm của khoản tiền vay (Khoản 1, Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015).

Về di chúc: Theo luật cũ, di chúc đánh máy là không được thừa nhận. Còn theo luật mới thì: Được thừa nhận trong trường hợp người có di chúc không thể viết hoặc nhờ người khác viết, đánh máy được (Điều 634, Bộ luật Dân sự 2015).

N.V

  • Từ khóa
30138

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu