Thứ 6, 29/03/2024 11:56:25 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Thế giới 16:35, 18/09/2015 GMT+7

Thụy Điển thử nghiệm thành công ngày làm 6 tiếng

Thứ 6, 18/09/2015 | 16:35:00 100 lượt xem
BPO - Mô hình thử nghiệm ngày làm việc ngắn hơn với các hộ lý ở một nhà dưỡng lão tại Gothenburg đang tạo cảm hứng với rất nhiều tổ chức khác ở Thụy Điển.


Nhà dưỡng lão Svartedalens tại Gothenburg thử nghiệm thành công chế độ ngày làm việc 6 tiếng và các nhân viên nói họ thấy bớt căng thẳng hơn

Theo Guardian, một nhà dưỡng lão Thụy Điển rất có thể sẽ trở thành mô hình mẫu cho những tiêu chuẩn làm việc trong tương lai. Một nhóm nhỏ các hộ lý chăm sóc người lớn tuổi đã thực hiện những thay đổi mang tính cải cách với cuộc sống hằng ngày nhằm cải thiện chất lượng và hiệu quả công việc.

Ngày làm việc ngắn hơn để tăng năng suất

Từ tháng 2, các hộ lý đã chuyển từ thời gian làm việc tám tiếng xuống còn sáu tiếng nhưng vẫn nhận mức lương không đổi.

Hộ lý Lise-Lotte Pettersson, 41 tuổi, làm việc tại nhà dưỡng lão Svartedalens ở Gothenburg, nói: “Tôi từng liên tục thấy quá tải, cứ về nhà là lại nằm lăn ra ghế. Nhưng giờ không thế nữa rồi. Tôi năng nổ hơn nhiều, tôi có nhiều năng lượng cho công việc và cho cả cuộc sống gia đình”.

Thử nghiệm của nhà dưỡng lão Svartedalens đang tạo cảm hứng cho các tổ chức khác tại Thụy Ddienr, ví như ở Bệnh viện Đại học Sahlgrenska ở Gothenburg.

Hộ lý Lise-Lotte Pettersson khiêu vũ với một thành viên của nhà dưỡng lão Svartedalens - Ảnh: Guardian
Hộ lý Lise-Lotte Pettersson khiêu vũ với một thành viên của nhà dưỡng lão Svartedalens
 

Nhân rộng xu hướng

Xu hướng này không chỉ giới hạn trong khu vực nhà nước, các doanh nghiệp nhỏ cũng tuyên bố đã áp dụng ngày làm việc ngắn hơn để tăng năng suất đồng thời giảm bớt thay đổi nhân sự.

Tại Svartedalens, thử nghiệm giảm số giờ lao động được xem như một thành công. Người đứng đầu bộ phận chăm sóc người già tại đây, bà Ann-Charlotte Dahlbom Larsson, cho biết không những điều kiện sống của nhân viên tốt hơn mà tiêu chuẩn chăm sóc thậm chí còn được nâng cao hơn.

Bà Ann-Charlotte Dahlbom Larsson nói: “Kể từ những năm 1990, chúng tôi đã có ít nhân viên hơn và làm được nhiều việc hơn. Nhiều trường hợp bị ốm và trầm cảm trong số các nhân viên ở bộ phận chăm sóc người già vì quá tải, thiếu sự cân bằng giữa công việc và là điều không hề tốt với bất cứ ai”.

Hộ lý Pettersson, một trong số 82 hộ lý đang làm việc tại Svartedalens, đồng tình với điều này. Việc chăm sóc người lớn tuổi, có những người bị mất trí nhớ, đòi hỏi sự để tâm coi sóc liên tục. Với sáu tiếng một ngày, chị có thể đảm bảo tiêu chuẩn công việc ở mức cao hơn.

Tại các trung tâm dịch vụ sửa chữa của Hãng Toyota ở Gothenburg, thời gian làm việc đã được rút ngắn trong hơn một thập kỷ qua. Từ 13 năm trước, các nhân viên ở đây đã chuyển sang làm việc sáu tiếng một ngày và từ đó tới nay không hề thay đổi chính sách.

Từ quy định thời gian làm việc từ 7g sáng tới 4g chiều, Trung tâm dịch vụ Toyota chuyển sang các ca làm việc sáu tiếng với ca 1 bắt đầu lúc 6g sáng và ca sau bắt đầu lúc 12g trưa với ít lần nghỉ và rút ngắn quãng thời gian giải lao đi.

Theo giám đốc quản lý trung tâm Martin Banck, 36 thợ sửa chữa tham gia chương trình làm việc rút ngắn thời gian lao động này.

Lợi nhuận tăng, ít phải tuyển dụng

Ông Martin Banck nói: “Các nhân viên cảm thấy tốt hơn, việc tuyển mới không nhiều và cũng dễ dàng hơn. Họ tốn ít thời gian tới chỗ làm, sử dụng máy móc hiệu quả hơn và các chi phí vốn cũng ít đi, mọi người đều vui vẻ”. Cũng theo ông Martin, lợi nhuận của trung tâm tăng thêm 25%.

Anh Martin Geborg, 27 tuổi, là thợ sửa chữa tại trung tâm của Toyota. Tám năm trước anh bắt đầu vào làm tại đây cũng vì chế độ làm việc sáu tiếng một ngày. Anh nói: “Bạn bè tôi rất ghen tị vì điều này”.

Cũng theo anh Martin Geborg, anh rất thích việc không bị tắc đường cả lúc đi làm lẫn lúc về nhà chính bởi thời gian làm việc sáu tiếng đó.

Thợ sửa chữa Martin Geborg tại Trung tâm sửa chữa Toyota ở Gothenburg, nơi làm việc sáu tiếng một ngày - Ảnh: Guardian
Thợ sửa chữa Martin Geborg tại Trung tâm sửa chữa Toyota ở Gothenburg, nơi làm việc sáu tiếng một ngày
“Thật tuyệt vời khi có thể kết thúc công việc lúc 12g. Trước khi có gia đình tôi có thể ra biển chơi sau khi làm việc, còn nay tôi dành toàn bộ thời gian buổi chiều cho con mình”
Nữ thợ máy Sandra Anderson 25 tuổi đã gia nhập trung tâm sửa chữa của Toyota từ năm 2008 nói 

Còn với chị Maria Bråth, giám đốc của doanh nghiệp Internet mới thành lập Brath, việc công ty chị áp dụng kiểu làm việc sáu tiếng một ngày từ ba năm trước đã tạo cho Brath lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút và giữ chân những người giỏi.

Chị nói: “Đó là thứ giá trị nhất chúng tôi có”, bởi theo chị, những lời chào mời với mức đãi ngộ hậu hĩnh ở các đơn vị khác cũng không thể sánh được với thời gian làm việc ngắn hơn mà các nhân viên có được ở Brath.

Giám đốc Bråth cho biết công ty chị có 22 nhân viên thuộc hai văn phòng ở Stockholm và Örnsköldsvik nhưng vẫn tạo ra lượng sản phẩm tương đương, nếu không muốn nói là nhiều hơn so với các đối thủ cạnh tranh đang làm việc tám tiếng một ngày.

Chị nói: “Công việc liên quan rất nhiều tới khả năng sáng tạo, và chúng tôi không thể duy trì điều đó liên tục trong suốt tám tiếng đồng hồ”. 

Nguồn TTO

  • Từ khóa
73203

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu