Thứ 6, 29/03/2024 13:40:51 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Thời luận 16:40, 13/03/2014 GMT+7

Quyền tác nghiệp của nhà báo

Thứ 5, 13/03/2014 | 16:40:00 299 lượt xem

Báo chí có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội nói chung và đặc biệt là trong công tác phòng chống tham nhũng, vì báo chí là một phương tiện để định hướng thông tin cho dư luận về những vấn đề xảy ra trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, nghề báo là một nghề “khắc nghiệt”, chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, đặc biệt là những đối với những nhà báo viết điều tra. 

Và để bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí, tại Điều 2 của luật này có quy định như sau: Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân.

Về trách nhiệm của báo chí và quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, tại Khoản 2, Điều 5 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí có quy định: Trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có chức vụ trả lời bằng thư hoặc trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến. Bên cạnh đó, tại Điều trong Nghị định số 51/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bộ sung một số điều của Luật Báo chí cũng đã quy định: Khi cơ quan nhà nước, tổ chức Đảng, tổ chức xã hội (gọi chung là tổ chức) và người có chức vụ nhận được ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại của tổ chức, công dân, tố cáo của công dân do cơ quan báo chí chuyển đến hoặc đăng, phát trên báo chí, trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được hoặc từ ngày báo chí đăng, phát thì người đứng đầu tổ chức, người có chức vụ phải thông báo cho cơ quan báo chí kết quả hoặc biện pháp giải quyết.

Luật quy định là vậy, nhưng trong những năm gần đây tình trạng cản trở, không tạo điều kiện, không thực thi các trách nhiệm và nghĩa vụ đối với hoạt động báo chí đã và đang xảy ra ở nhiều nới với những diễn biến phức tạp, kéo dài, thậm chí còn chậm được xử lý dứt điểm. Điều đáng quan ngại hơn nữa là các hình thức cản trở hoạt động của báo chí và nhà báo diễn ra ngày một tinh vi, mức độ gây ảnh hưởng cho xã hội ngày một lớn, đi ngược lại chủ trương nhất quán của Chính phủ là phải công khai và minh bạch và tăng cường trách nhiệm giải trình.

24-4-2012, nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) bị lực lượng cưỡng chế thu hồi đất tại huyện Văn Giang, Hưng Yên đánh dã man khi đang tác nghiệp. Tại tỉnh Nghệ An, trong năm 2013 đã xảy ra 2 vụ đe dọa nhà báo. Chiều 28-9, nhà báo Văn Hiền, Trưởng đại diện tạp chí Người làm báo tại Nghệ An đã nhận được những lời lẽ đe dọa qua tin nhắn như sau: “Ông đã qua tuổi hưởng dương rồi đang trong vòng hưởng thọ. Có lẽ ông chán sống rồi thì phải. Tôi khuyên ông nên giữ mình để con cháu ông được nhờ. Việc gì thuộc về lợi ích của ông thì ông bảo vệ. Đừng nên nói xấu người khác mà tội người ta. Tôi theo dõi. Nếu ông còn giữ thói cũ thì ông mua quan tài đi nhé”.

Nguyên nhân của những hành vi trên đây là do những chế tài xử lý chưa nghiêm, chưa đủ mạnh cho nên những hiện tượng hành hung, hủy hoại, thu giữ phương tiện hành nghề của nhà báo. Vì vậy, đã đến lúc cần có chế tài đủ mạnh để bảo vệ nhà báo nhằm giúp họ tác nghiệp hiệu quả và an toàn.                      

KN

 

  • Từ khóa

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu