Thứ 4, 24/04/2024 16:02:13 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Xã hội 09:14, 23/05/2013 GMT+7

Quy định mới về thời gian làm việc và nghỉ ngơi

Thứ 5, 23/05/2013 | 09:14:00 229 lượt xem

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động. Theo đó, nghị quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi… Dưới đây, Binhphuoc Online xin giới thiệu cùng bạn đọc những quy định về vấn đề trên

* Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương

Nghỉ trong giờ làm việc (được coi là thời giờ làm việc áp dụng trong ca liên tục 8 giờ trong điều kiện bình thường hoặc 6 giờ trong trường hợp được rút ngắn (thời điểm nghỉ cụ thể do người sử dụng lao động quyết định). Ngoài thời giờ nghỉ ngơi trong ca làm việc bình thường được quy định tại Khoản 1 Điều này, người lao động làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên kể cả số giờ làm thêm thì được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc.

Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người. Thời giờ nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với lao động nữ trong thời gian hành kinh. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động. Thời giờ học tập, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập cán bộ công đoàn không chuyên trách theo quy định của pháp luật về công đoàn. Thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 1 giờ đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu.

* Quy định về làm thêm giờ

Số giờ làm thêm trong ngày được quy định như sau: Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày; khi áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày. Không quá 12 giờ trong 1 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.

Việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm được quy định như sau: Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản; sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước; các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn.

Khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.

Thời gian nghỉ bù được quy định như sau: Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 7 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ. Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động.

* Thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm

Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động theo cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề. Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 1 tháng. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 2 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc. Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.

* Số ngày nghỉ hằng năm đối với người làm không đủ năm

Số ngày nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ luật Lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm; kết quả phép tính lấy tròn số hàng đơn vị, nếu phần thập phân lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì làm tròn lên 1 đơn vị.

Thời gian nghỉ tết âm lịch theo Khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động do người sử dụng lao động lựa chọn 1 ngày cuối năm và 4 ngày đầu năm âm lịch hoặc 2 ngày cuối năm và 3 ngày đầu năm âm lịch. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo phương án nghỉ tết âm lịch cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.

Hoàng Kim (Hội Luật gia tỉnh)

  • Từ khóa
45125

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu