Thứ 5, 28/03/2024 21:36:07 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Pháp luật 11:45, 12/01/2018 GMT+7

Quy định mới về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo

Thứ 6, 12/01/2018 | 11:45:00 2,588 lượt xem

BP - Điều 24 Hiến pháp năm 2013 có quy định như sau: Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. Như vậy, tín ngưỡng, tôn giáo và nói cách khác là việc theo hay không theo tín ngưỡng hoặc tôn giáo nào là quyền tự do của mỗi cá nhân, mỗi công dân Việt Nam được Hiến pháp 2013 thừa nhận. Đồng thời, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân cũng đã được cụ thể hóa bằng những quy định rõ ràng trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 18-11-2016 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2018. Xin giới thiệu cùng bạn đọc những điểm mới đáng lưu ý trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

Trong Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 không quy định những hành vi bị nghiêm cấm thành một điều riêng, mà được quy định rải rác ở các điều, khoản và nhiều nhất là tại Điều 8, như sau: Không được phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân...

Tuy nhiên, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã quy định cụ thể những hành vi bị nghiêm cấm thành một điều (Điều 5). Theo đó, có 8 hành vi liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bị nghiêm cấm, gồm: Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo: Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

M. Hạnh

  • Từ khóa
23150

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu