Thứ 4, 24/04/2024 14:37:22 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Chính trị 12:15, 17/03/2019 GMT+7

Phát huy năng lực của người tài

Chủ nhật, 17/03/2019 | 12:15:00 843 lượt xem

BPO - Bất cứ chính quyền của quốc gia nào cũng đều phải có đội ngũ công chúc, viên chức, vì họ là những người trực tiếp thi hành công vụ của chính quyền các cấp. Vì vậy, việc tuyển dụng là một yêu cầu cấp thiết và bắt buộc trong công tác quản lý, sử dụng công chức, viên chức. Để có được một đội ngũ công chức, viên chức đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới thì vai trò của công tác tuyển dụng và các cơ quan liên quan trong công tác tuyển dụng là rất quan trọng. Xuất phát từ đó, ngày 13-11-20008, Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4 đã thông qua toàn văn Luật cán bộ, công chức và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01- 2010.

Cơ hội được cống hiến của những người có tài năng

Tuy nhiên, sau hơn 9 năm áp dụng vào thực tế cuộc sống, đạo luật này đã bộc lộ không ít khiếm khuyết, bất cập, nhất là những quy định có liên quan đến việc tuyển chọn cán bộ, công chức. Chính vì thế, Bộ Nội vụ vừa công bố dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức để lấy ý kiến đóng góp của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và nhân dân trong cả nước. Mục đích của việc lấy ý kiến này là nhằm xây dựng những quy định phù hợp với yêu cầu của thực tiễn công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị. Và mặc dù mới được công bố, nhưng dự thảo luật này đã nhận được sự đồng thuận cao của dư luận. Cụ thể là theo quy định trong dự thảo luật thì những người thực sự có tài, có năng lực sẽ có cơ hội được tuyển dụng.

Theo đó, về chính sách đối với người có tài năng, tại Điều 6 của luật hiện hành có quy định: Nhà nước có chính sách để phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng. Chính phủ quy định cụ thể chính sách đối với người có tài năng. Như vậy, về vấn đề này, luật chỉ khảng định rằng Nhà nước có chính sách ưu tiên đối với những người có tài năng, nhưng lại giao cho Chính phủ quy định về chính sách này. Chính vì chưa quy định cụ thể, rõ ràng, nên việc thực hiện có nhiều bất cập, do cơ quan chức năng chậm triển khai hướng dẫn. Tuy nhiên, vấn đề này đã được khắc phục một bước trong dự thảo luật sửa đổi. Cụ thể, tại Điều 6 của dự luật có quy định: Điều 6. Chính sách đối với người có tài năng: Nhà nước có chính sách để phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng. Chính phủ quy định khung cơ chế, chính sách đối với người có tài năng trong từng ngành, lĩnh vực. Người đứng đầu cơ quan quản lý cán bộ, công chức quy định cụ thể chính sách phát hiện, thu hút, sử dụng, đãi ngộ người có tài năng áp dụng trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Theo quy định này, người đứng đầu trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải quy định cụ thể chính sách phát hiện, thu hút, sử dụng, đãi ngộ người có tài năng.

Công khai, minh bạch từ đăng ký đến tuyển dụng công chúc:

Về phương thức tuyển dụng công chức, tại Điều 37 của luật cán bộ, công chức hiện hành có quy định như sau: Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển… Hình thức, nội dung thi tuyển công chức phải phù hợp với ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng. Người có đủ điều kiện quy định tại Luật này cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển. Về điều kiện đăng ký dự tuyển công chức, luật hiện hành quy định người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức: Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam; Đủ 18 tuổi trở lên; Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng; Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp; Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ; Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.

Tuy nhiên, trong dự thảo luật đã có nhiều thay đổi trong phương thức tuyển dụng công chức, cụ thể: Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển… Hình thức, nội dung thi tuyển và xét tuyển công chức phải phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm trong từng ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực. Việc tuyển dụng công chức thông qua xét tuyển được thực hiện trong các trường hợp sau: Tuyển dụng công chức cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Thực hiện chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.

Đặc biệt, trong dự luật còn bổ sung thêm việc tuyển dụng người có tài năng đặc biệt. Theo đó, căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại Luật này và theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được tiếp nhận vào làm công chức đối với các trường hợp sau: Các trường hợp có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm: Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập; Cán bộ, công chức cấp xã; Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang và người làm công tác cơ yếu; Người đang giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Trường hợp đã là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển đến làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang, cơ yếu, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước giữ chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Việc tiếp nhận công chức đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này để bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng trở lên thì quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm đồng thời là quyết định tuyển dụng công chức.

NN

  • Từ khóa
9823

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu