Thứ 6, 29/03/2024 22:02:45 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Xã hội 09:34, 28/08/2016 GMT+7

Phấn đấu mỗi năm có 1,1 triệu lao động được đào tạo nghề

Chủ nhật, 28/08/2016 | 09:34:00 54 lượt xem
BP - Đó là một trong những mục tiêu được nêu trong Quyết định số 1600/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Theo đó, mục tiêu phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân đến năm 2020 như sau:

Một lớp đào tạo nghề khai thác mủ cao su ở xã Phú Nghĩa (Bù Gia Mập) - Ảnh: H.CMột lớp đào tạo nghề khai thác mủ cao su ở xã Phú Nghĩa (Bù Gia Mập) - Ảnh: H.C

Đạt yêu cầu tiêu chí số 10 về thu nhập, tiêu chí số 12 về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã thông qua tăng cường năng lực tổ chức, điều hành, hoạt động, kinh doanh cho các hợp tác xã, tổ hợp tác. Đến năm 2020, có 80% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 10 về thu nhập và tiêu chí số 12 về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, có 85% số xã đạt tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất.

Để đạt được mục tiêu trên, chương trình đề ra các nội dung sau: Một là triển khai có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Hai là tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình khoa học, công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; tăng cường công tác khuyến nông; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Ba là tiếp tục thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn, trong đó chú trọng công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp thu hút nhiều lao động. Bốn là tiếp tục đổi mới tổ chức sản xuất trong nông nghiệp. Năm là phát triển ngành nghề nông thôn bao gồm: Bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch sinh thái; khuyến khích phát triển mỗi làng một nghề; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm cho sản phẩm làng nghề. Sáu là nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gồm các nội dung sau:

Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm; rà soát, cập nhật, bổ sung nhu cầu đào tạo nghề; phát triển chương trình đào tạo; hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, phương tiện, trung tâm dịch vụ việc làm - giáo dục nghề nghiệp thanh niên, các trường trung cấp thủ công mỹ nghệ, trường công lập ở những huyện chưa có trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp ở trong và ngoài nước, giáo viên giảng dạy kiến thức kinh doanh khởi sự doanh nghiệp cho lao động nông thôn. Xây dựng các mô hình đào tạo nghề có hiệu quả cho lao động nông thôn theo từng ngành, lĩnh vực để tổ chức triển khai nhân rộng. Đào tạo nghề cho 5,5 triệu lao động nông thôn (bình quân 1,1 triệu lao động/năm), trong đó, hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng cho 3,84 triệu lao động nông thôn, người khuyết tật, thợ thủ công, thợ lành nghề gắn với nhu cầu của thị trường lao động.

T.S

  • Từ khóa
56406

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu