Thứ 6, 29/03/2024 00:52:55 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Chính trị 15:11, 24/11/2015 GMT+7

GÓP Ý DỰ THẢO BỘ LUẬT DÂN SỰ:

Chơi hụi phải lập văn bản và ký xác nhận

Thứ 3, 24/11/2015 | 15:11:00 8,441 lượt xem

BPO - Điều 470 trong dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi là những quy định về họ, hụi, biêu, phường, với nội dung như sau: Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là một hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên. Hình thức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của bộ luật này.  Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi. 

Điều 479 về hụi, họ, biêu, phường: hiện nay việc kiện tụng liên quan đến hụi rất phổ biến, người dân ít hiểu về luật dễ bị mất tiền do nghĩ rằng giao dịch dựa trên tập quán nên không làm giấy biên nhận tiền khi giao dịch hụi. Có trường hợp giao dịch trả tiền hụi hàng tỷ đồng nhưng không lập giấy biên nhận, dẫn đến bất lợi khi việc kiện tụng xảy ra. Vì vậy, nên bỏ chữ "tập quán" trong cấu thành điều luật. Bổ sung thêm nội dung: “C của các bên, mỗi bên giữ một bản gốc”.

Chương XIII trong dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi là những điều, khoản quy định về quyền sở hữu. Theo đó, chương này có 58 điều từ Điều 186 đến Điều 244. Điều cuối cùng (244) là những quy định về tài sản bị tịch thu, với nội dung như sau: Khi tài sản của chủ sở hữu do phạm tội, vi phạm hành chính mà bị tịch thu, sung quỹ nhà nước thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt kể từ thời điểm bản án, quyết định của tòa án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có hiệu lực pháp luật. Như vậy, cả chương này không có bất kỳ một điều hay khoản nào quy định về tài sản quốc gia được sử dụng vào mục đích chung, toàn dân và chỉ có Quốc hội mới có quyền: Giao, khoán, sang nhượng có thời hạn, cho thuê hoặc cho mượn. Vì vậy, tôi đề xuất ban soạn thảo cần bổ sung thêm một điều quy định về tài sản quốc gia được sử dụng vào mục đích chung của toàn xã hội, toàn dân và giao quyền định đoạt cho quốc hội.

Điều 436 trong dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi (Dự thảo online) là những quy định về trách nhiệm do giao vật không đúng số lượng, có nội dung như sau: Trường hợp bên bán giao vật với số lượng nhiều hơn số lượng đã thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận phần dôi ra; nếu nhận thì việc thanh toán được thực hiện theo thỏa thuận đối với phần dôi ra. Trường hợp bên bán giao ít hơn số lượng đã thỏa thuận thì bên mua có một trong các quyền sau đây: Nhận phần đã giao và yêu cầu bồi thường thiệt hại; Nhận phần đã giao và định thời hạn để bên bán giao tiếp phần còn thiếu; Hủy bỏ hợp đồng nếu việc vi phạm làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Theo ý kiến của cá nhân tôi thì quy định như trên là chưa đầy đủ, chưa phù hợp với thực tế và lường hết sự việc có thể xảy ra trong cuộc sống. Ví dụ như trường hợp bên bán hàng hóa nếu giao dư số lượng, hoặc giao nhầm loại hàng hóa có chất lượng cao hơn, nhưng trong hợp đồng thì số lượng thấp hơn và chất lượng hàng hóa cũng vậy, nhưng người nhận hàng vẫn thanh toán theo đúng hợp đồng thì người bán thiệt thòi lớn. Tuy nhiên, hàng đã giao và tiền cũng đã nhận, nên người bán không thể đòi lại nếu người mua không trung thực. Vì vậy, tôi đề xuất ban soạn thảo sửa đổi, điều chỉnh lại điều này cho phù hợp. Cụ thể là cần quy định rõ nếu bên mua nhận số lượng hàng hóa, tài sản dôi ra thì phải thanh toán theo giá của hợp đồng (nghĩa vụ của bên mua).

Từ ý kiến nêu trên, tôi đề nghị viết lại Điều 460 về trách nhiệm do giao vật không đúng số lượng, như sau: Trường hợp bên bán giao vật với số lượng nhiều hơn số lượng đã thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận phần dôi ra; nếu nhận thì phải thanh toán đối với phần dôi ra theo giá quy định trong hợp đồng. Trường hợp bên bán giao ít hơn số lượng đã thỏa thuận thì bên mua có một trong các quyền sau đây: Nhận phần đã giao và yêu cầu bồi thường thiệt hại; Nhận phần đã giao và định thời hạn để bên bán giao tiếp phần còn thiếu; Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc vi phạm làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng.

NV

 

  • Từ khóa
14460

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu