Thứ 4, 24/04/2024 08:14:01 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Pháp luật 16:05, 29/07/2016 GMT+7

Những quy định không thể thực thi

Thứ 6, 29/07/2016 | 16:05:00 1,059 lượt xem
BP - Ngày 12-5-2016, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 14/2016/TT-BYT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội thuộc lĩnh vực y tế. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2016. Mặc dù đã gần hết tháng 7 nhưng có quy định trong thông tư này vẫn không thể đi vào cuộc sống vì không thể thực thi. Cụ thể:

Thông tư số 14/2016/TT-BYT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội thuộc lĩnh vực y tế có những quy định không thể thực thi. Trong ảnh, người lao động Công ty New Apparel Far Aestern, Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú (Đồng Phú) - Ảnh: S.HThông tư số 14/2016/TT-BYT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội thuộc lĩnh vực y tế có những quy định không thể thực thi. Trong ảnh, người lao động Công ty New Apparel Far Aestern, Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú (Đồng Phú) - Ảnh: S.H

Nội dung của Chương V trong thông tư này là những quy định về cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Và Điều 23 là những nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, với nội dung như sau: 1. Việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải đáp ứng các yêu cầu sau: a) Được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 23 Thông tư này; b) Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; c) Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người lao động và hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế. 2. Trường hợp người lao động trong cùng một thời gian được hai, ba chuyên khoa khám và cùng cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì chỉ được hưởng một trong những giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài nhất.

Điều bất cập đến mức khó hiểu là nội dung của Điểm a, Khoản 1, Điều 23 trích dẫn trên có sự nhầm lẫn thật ngây ngô và ngớ ngẩn. Vì trong Điều 23 không hề có quy định về “cơ quan có thẩm quyền...”, thế nhưng trong khi Điểm a lại viện dẫn cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 23? Trong khi đó, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hưởng bảo hiểm xã hội lại được quy định trong Điều 24 của thông tư này, với nội dung như sau: 1. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động. 2. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điểm a Khoản này và đã đăng ký mẫu chữ ký với cơ quan bảo hiểm xã hội được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

Và ở Điều 24 lại phát sinh một bất cập khác, đó là nội dung của điều này có 2 khoản 1 và 2, nhưng trong cả hai khoản này không khoản nào có Điểm a. Vậy mà ở phần đầu của Khoản 2 lại đưa ra quy định: Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điểm a Khoản này... Văn bản quy phạm pháp luật mà quy định như vậy thì quả là cực kỳ khó hiểu và gây khó khăn cho cơ sở vì không thể thực hiện được.

Chưa hết, trong nội dung của Điều 2 là những quy định cụ thể về các đối tượng áp dụng của thông tư này, như sau: Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13. Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng; người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Người đề nghị khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ tử tuất là thân nhân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội mà người lao động đó đã chết (sau đây gọi tắt là thân nhân người lao động).

Trong khi đó, tại Điều 22 là những quy định về cấp giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh có nêu: Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh: Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh trở lên. Tại Điều 24 là thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hưởng bảo hiểm xã hội, có quy định: Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Tại Điều 27 quy định về trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Y tế, gồm: Cục Quản lý Khám, chữa bệnh có trách nhiệm: Chủ trì trong việc tổ chức triển khai thực hiện và sơ kết, tổng kết việc triển khai thông tư này trên phạm vi toàn quốc; Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện thông tư này theo quy định của pháp luật hiện hành. Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em: Phối hợp cùng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh trong việc tổ chức triển khai thực hiện thông tư này và sơ kết, tổng kết việc tổ chức triển khai trên phạm vi toàn quốc; Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện thông tư này theo quy định của pháp luật hiện hành. Điều 28 là những quy định về trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Điều 29 là quy định về trách nhiệm của sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Điều 30 là trách nhiệm của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hội đồng giám định y khoa.

Vậy nhưng tại Điều 2 quy định về đối tượng áp dụng thông tư này không hề có các cơ quan, đơn vị nói trên. Chẳng lẽ các đơn vị, tổ chức nêu trong các điều 22, 24, 27, 28, 29, 30 của thông tư này là những cơ quan có trách nhiệm thực thi chứ không phải là đối tượng áp dụng. Dư luận hết sức bất bình về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật kiểu vô trách nhiệm như trên. Và đã có người cho rằng, ở bộ còn thế thì việc một bệnh viện đầu ngành ở Hà Nội mổ nhầm chân cho bệnh nhân thì cũng là điều dễ hiểu?! 

N.V

  • Từ khóa
28621

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu