Thứ 7, 20/04/2024 15:19:48 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Xã hội 08:53, 08/03/2019 GMT+7

Nhiều chính sách hỗ trợ giảm nghèo

Thứ 6, 08/03/2019 | 08:53:00 159 lượt xem
BP - Thực hiện Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 2-9-2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn Bình Phước, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao thực hiện nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế thuộc Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135. Tổng vốn được giao giai đoạn 2016-2018 là 1,431 tỷ đồng.

Trong đó: Năm 2017 giao 784 triệu đồng, kết quả thực hiện: Theo Công văn số 671/UBND-KTTH ngày 9-3-2017 của UBND tỉnh về việc phân bổ kinh phí vốn sự nghiệp Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2017, dự toán giao là 784 triệu đồng để thực hiện nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất. Tuy nhiên, ngày 30-3-2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Văn bản số 2685/BNN-TY về việc kinh phí mua vắc-xin thực hiện Chương trình lở mồm long móng quốc gia và Chương trình 30a năm 2017, theo đó yêu cầu các tỉnh bố trí kinh phí từ chương trình MTQG giảm nghèo bền vững để thực hiện chương trình lở mồm long móng. Vì vậy, sở triển khai thực hiện 2 nội dung: Chương trình phòng chống lở mồm long móng thuộc vùng khống chế năm 2017, với kinh phí thực hiện 698 triệu đồng. Thực hiện hỗ trợ 4.737 hộ dân với 27.699 lượt gia súc được tiêm phòng miễn phí vắc-xin lở mồm long móng (trong đó có khoảng 3.000 hộ dân tộc thiểu số). Kết quả giải ngân 698 triệu đồng, đạt 100%. Đối với dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất cho đối tượng nghèo ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135 được phân bổ kinh phí thực hiện là 86 triệu đồng: Thực hiện hỗ trợ các vật tư nông nghiệp thiết yếu cho các hộ dân trồng điều giai đoạn kinh doanh đối với các vườn điều già cỗi, vườn điều năng suất thấp trên địa bàn xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập. Thực hiện hỗ trợ 9 hộ nghèo (trong đó có 5 hộ dân tộc thiểu số nghèo; 4 hộ nghèo người Kinh; bình quân 0,54 ha/hộ). Kết quả giải ngân 81,488 triệu đồng, đạt 94,75%.

Đào tạo nghề cạo mủ cao su cho lao động nông thôn ở xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập (ảnh minh họa)Đào tạo nghề cạo mủ cao su cho lao động nông thôn ở xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập (ảnh minh họa)

Năm 2018 vốn được giao 647 triệu đồng. Sở thực hiện phương án xây dựng mô hình giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã An Khương, huyện Hớn Quản thông qua việc hỗ trợ chăn nuôi dê sinh sản và dụng cụ sản xuất với tổng kinh phí thực hiện 841,5 triệu đồng. Trong đó: Từ kinh phí của Trung ương chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2018 là 637 triệu đồng; hộ dân tham gia dự án đối ứng 194,5 triệu đồng. Quy mô mô hình: Đối với hỗ trợ chăn nuôi dê sinh sản, số hộ tham gia 13 hộ nghèo, cận nghèo; đối với hỗ trợ dụng cụ sản xuất (máy phát cỏ, bình xịt thuốc), số hộ tham gia 42 hộ nghèo, cận nghèo. Kết quả giải ngân vốn ngân sách Trung ương 630,507 triệu đồng, đạt 97,45%.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các mô hình, dự án hỗ trợ phù hợp với điều kiện thực tế và nhu cầu nguyện vọng của người dân; hiệu quả sản xuất được nâng cao, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ dân trong tỉnh, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm của tỉnh từ 6,15% năm 2016 còn 3,55% cuối năm 2018. Cụ thể, tham gia dự án, người dân được hỗ trợ vốn đầu tư phát triển sản xuất, được tập huấn kỹ thuật, áp dụng đúng quy trình sản xuất và nâng cao kiến thức về thị trường...

Lồng ghép thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nói chung và các chính sách giảm nghèo đặc thù với các dự án thuộc chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, hằng năm, sở luôn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc lồng ghép các chương trình, dự án do đơn vị mình quản lý để tập trung thực hiện công tác giảm nghèo, tăng thu nhập và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã. Các chương trình được lồng ghép như: hỗ trợ nước sinh hoạt, nhà vệ sinh; hỗ trợ phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi, thủy sản; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; hỗ trợ phát triển sản xuất trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phối hợp với các đơn vị liên quan cấp đất cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và hướng dẫn nghiệm thu giao khoán bảo vệ rừng...

Nam Khánh

  • Từ khóa
61944

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu