Thứ 5, 18/04/2024 09:44:09 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

HIẾN PHÁP NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM 09:02, 24/10/2013 GMT+7

Nhiệm vụ của Thủ tướng chính phủ

Thứ 5, 24/10/2013 | 09:02:00 80 lượt xem

Tại Khoản 2, Điều 101 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có quy định như sau: 2. Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia, xây dựng và tổ chức thực hiện chế độ công vụ; quản lý Nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức; phân công, phân cấp trong hệ thống hành chính Nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định; trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính các đơn vị hành chính lãnh thổ; tổ chức và lãnh đạo công tác thanh tra, kiểm tra, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong bộ máy Nhà nước và giải quyết khiếu nại, tố cáo;

Theo ý kiến của cá nhân tôi thì mặc dù trong điều này đã liệt kê khá nhiều nhiệm vụ của Thủ tướng chính phủ, nhưng vẫn chưa cụ thể, chưa bao quát hết những nhiệm vụ quan trọng. Vì vậy, tôi đề nghị điều chỉnh lại nội dung của Khoản này và viết lại như sau: 2. Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia, xây dựng và tổ chức thực hiện chế độ công vụ; quản lý Nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức; phân công, phân cấp trong hệ thống hành chính Nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định; trình Quốc hội thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính các đơn vị hành chính cấp tỉnh; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính các đơn vị hành chính cấp huyện và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; quyết định thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính các đơn vị hành chính cấp xã sau khi có sự chấp thuận của Ủy ban thường vụ Quốc hội; tổ chức và lãnh đạo công tác thanh tra, kiểm tra, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong bộ máy Nhà nước và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Điều 119 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung Điều 125) năm 1992 có nội dung như sau: Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương được mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân và được mời tham dự hội nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp khi bàn các vấn đề có liên quan. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình mọi mặt của địa phương cho Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các tổ chức này về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội động viên nhân dân cùng Nhà nước thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương.

Theo ý kiến của cá nhân tôi thì quy định như trên là chưa đầy đủ, chưa phù hợp với tình hình đổi mới trong công tác quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay. Đồng thời, quy định như trên sẽ không phát huy được tính dân chủ trong việc xây dựng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh ở địa phương. Cụ thể là trong quy định trên chỉ nói đến vai trò của Chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương. Đồng thời, cách diễn đạt trong điều này vừa dài dòng lại vừa khó hiểu, nhưng lại thiếu vai trò, vị trí của người đứng đầu các tổ chức chính trị, xã hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc. Vì vậy, tôi đề nghị điều này được sửa đổi, bổ sung và viết lại như sau:

Chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân ở địa phương được mời tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân và UBND cùng cấp. Người đứng đầu các đoàn thể nhân dân ở địa phương được mời tham dự hội nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp khi bàn về các vấn đề có liên quan. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình mọi mặt của địa phương cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các tổ chức này về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân động viên nhân dân cùng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương. Có như vậy mới phát huy được tính dân chủ và bảo đảm tính công khai, minh bạch trong việc xây dựng các chính sách phạuc vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh ở mỗi địa phương.

Xuất phát từ quan điểm trên, tôi đề nghị bổ sung và viết lại Điều 106 như sau: Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được mời tham dự các phiên họp của Chính phủ. Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội được mời tham dự phiên họp của Chính phủ khi bàn các vấn đề có liên quan.

NV

  • Từ khóa
108267

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu