Thứ 5, 28/03/2024 16:53:12 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Chính trị 18:19, 23/11/2018 GMT+7

Nêu gương theo nguyên tắc chức vụ càng cao càng gương mẫu

Thứ 6, 23/11/2018 | 18:19:00 1,056 lượt xem
BPO - Tiếp tục chương trình hội nghị cán bộ toàn quốc học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các nội dung hội nghị Trung ương 8 khóa XII do Ban Bí thư tổ chức, chiều 23-11, đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giới thiệu, quán triệt nội dung Nghị quyết số 36-NQ/TW về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Quan điểm xuyên suốt của Nghị quyết là thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển.

Các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy và nguyên cán bộ lãnh đạo tỉnh dự hội nghịtại điểm cầu Bình PhướcCác đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy và nguyên cán bộ lãnh đạo tỉnh dự hội nghịtại điểm cầu Bình Phước

Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân Việt Nam. Phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển; bảo đảm hài hoà giữa các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển, giữa lợi ích của địa phương có biển và địa phương không có biển; tăng cường liên kết, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước.

Mục tiêu tổng quát đến năm 2030 là đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hóa sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng. Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển.

Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Bình PhướcĐại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Bình Phước

Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước, góp phần xây dựng nước ta thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương. Chủ trương đến năm 2030, phát triển thành công, đột phá về các ngành kinh tế biển theo thứ tự ưu tiên: Du lịch và dịch vụ biển; Kinh tế hàng hải; Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; Nuôi trồng và khai thác hải sản; Công nghiệp ven biển; Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới.

Phát biểu bế mạc Hội nghị, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ươngđề nghị các đơn vị tiếp tục triển khai việc học tập, quán triệt, triển khai nội dung nghị quyết cho các cán bộ, đảng viên chưa được học tập trong đợt này. Bố trí thời gian, chương trình,kế hoạch hành động cụ thể, sát với tình hình địa phương, đơn vị với giải pháp cụ thể, thích hợp, nguồn lực bảo đảm, trách nhiệm rõ ràng, nỗ lực và quyết tâm hành động để đưa nghị quyết vào cuộc sống. Tăng cường trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chấp hành Trung ương tiếp tục chỉ đạo thực hiện theo các quy định đã có, chú ý thực hiện trách nhiệm nêu gương của các đồng chí trong cấp ủy theo nguyên tắc chức vụ càng cao thì càng phải gương mẫu. Đối với tỉnh ủy, thành ủy là thường trực, thường vụ cấp ủy, ủy viên ban chấp hành đảng bộ, tới cấp huyện, cấp xã cũng theo tinh thần đó thực hiện trách nhiệm nêu gương nghiêm túc.

Đông Kiểm   

  • Từ khóa
9745

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu