Thứ 3, 16/04/2024 15:14:51 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Kinh tế 09:37, 26/11/2014 GMT+7

Muốn thoát nghèo phải tự học

Thứ 4, 26/11/2014 | 09:37:00 144 lượt xem
BP - Đều sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo người Xêtiêng nên 2 anh Điểu Xu và Điểu Minh ở thôn 4, xã Đức Liễu (Bù Đăng) hiểu được nỗi cơ cực của cảnh nghèo khổ. Từ đó, hai anh đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu từ mảnh vườn của gia đình.

Chi hội trưởng gương mẫu

Mới 28 tuổi nhưng anh Điểu Xu đã là nông dân sản xuất giỏi của xã, được mọi người tin tưởng bầu làm Chi hội trưởng nông dân thôn 4. Vườn cà phê xen điều 3 ha của gia đình anh mỗi năm thu về trên 150 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Anh Điểu Xu chăm sóc cà phê

Anh Điểu Xu tâm sự: “Năm 2010, tôi lập gia đình, cuộc sống rất khó khăn. Tôi đã nghĩ, tại sao người Xêtiêng cứ phải chịu cảnh nghèo khó mãi. Qua truyền hình, tôi thấy có nhiều thanh niên dân tộc thiểu số vươn lên làm giàu bằng ý chí và nghị lực nên động viên gia đình không bán điều non mà phải cải tạo lại vườn điều. Tôi đến Hội nông dân xã tìm hiểu kinh nghiệm cải tạo vườn điều và thấy mô hình trồng xen cà phê dưới tán điều hiệu quả nên làm theo”.

Hiện cà phê trồng xen trong vườn điều của gia đình Điểu Xu đã cho thu hoạch ổn định. Ngoài thời gian chăm sóc vườn, anh còn làm thợ hồ và đi cắt củi thuê để có thêm thu nhập. Là chi hội trưởng, anh luôn nhiệt tình trong công việc, gương mẫu thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ hội viên, thanh niên trong thôn phát triển kinh tế.

Lao động vì tương lai

Đó là lời tâm sự của chàng trai sinh năm 1991 - Điểu Minh. Anh đang canh tác hiệu quả 2 ha điều trồng xen cà phê, mỗi năm thu 70-80 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Điểu Minh sinh ra trong gia đình nghèo nên không được học nhiều. Anh nhận thấy, phải cố gắng lao động, vươn lên thì mới có cuộc sống ổn định. Trước đây, vườn rẫy của anh hiệu quả không bao nhiêu, lại hay bán điều non nên thường xuyên lâm vào cảnh thiếu đói. Giờ anh lấy vợ, cha mẹ cho ít đất nên đã xác định phải cố gắng lao động để cuộc sống ngày một tốt hơn. Như vậy, con cái có điều kiện học hành.

“Mình thường xuyên tham gia các lớp tập huấn chăm sóc cây trồng do xã tổ chức; tìm hiểu kỹ thuật qua sách báo, truyền hình và học hỏi các hộ đã sản xuất hiệu quả mô hình này trong vùng” - Điểu Minh chia sẻ.                   

Hữu Dụng

  • Từ khóa
37995

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu