Thứ 5, 28/03/2024 22:11:07 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

ÔN CỐ TRI TÂN 13:48, 01/08/2019 GMT+7

Mối tình trắc trở

Thứ 5, 01/08/2019 | 13:48:00 549 lượt xem

BP - Lương Thế Vinh còn gọi là Trạng Lường, tên chữ là Cảnh Nghị, tên hiệu là Thụy Hiên. Ông là nhà toán học, Phật học, nhà thơ Việt Nam thời Lê sơ. Năm 1463, Lương Thế Vinh đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ nhất danh (trạng nguyên) đời vua Lê Thánh Tông và làm quan tại Viện Hàn lâm. Ông sinh tại làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, trấn Sơn Nam (nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Từ nhỏ Lương Thế Vinh đã nổi tiếng là người học mau thuộc, nhanh hiểu và khả năng sáng tạo trong các trò chơi như đá bóng, thả diều, câu cá, bẫy chim.

Thời xưa, trong những bậc kỳ tài cũng có không ít người vướng vào “lưới tình” để rồi phải ôm hận suốt đời, vì không dám bày tỏ tình cảm nên mất đi người yêu. Trạng Lường Lương Thế Vinh từ xưa đã được các danh sĩ đề cao như bậc tài danh hàng đầu. Ông không những giỏi Nho học mà còn giỏi cả Toán học nên mới có biệt danh Trạng Lường. Nhưng, ông cũng còn một cái thú đam mê khá sâu sắc nữa là hát chèo.

Cuốn sách Trạng Lường Lương Thế Vinh do nhà nghiên cứu Bùi Văn Tam thực hiện, có đoạn viết rằng: Đêm đêm, hễ làng nào trong vùng trống chèo nổi lên là có mặt Lương Thế Vinh. Do quá ham thích, thời trẻ Lương Thế Vinh đã bỏ nhà đi theo một phường hát chèo. Cậu say sưa học thêm cách sử dụng các nhạc cụ dân tộc, biết đánh trống chèo, lại thuộc nhiều làn điệu dân ca, làn điệu múa chèo. Bố cậu đã phải đi tìm, xin cho cậu về tiếp tục đi học. Từ ham mê hát chèo của Lương Thế Vinh đã đưa đến mối tình đầu có kết thúc buồn của ông.

Cũng trong cuốn sách nêu trên cho biết: Năm 20 tuổi, hội xuân làng Si (ở gần làng Lương Thế Vinh) có gánh hát chèo nổi tiếng, với cô đào chính là người đang rất được nhân dân trong vùng mến mộ. Lương Thế Vinh đến đình làng Si đã muộn nhưng buổi diễn vẫn chưa bắt đầu vì tay chơi đàn nhị của gánh hát đột nhiên bị ốm, chưa có người thay thế. Nghe vậy, Lương Thế Vinh bèn chen qua đám đông vào xin chơi thay. Không có cách nào khác, gánh hát bèn chấp nhận. Nhưng chỉ một lúc sau, cả gánh hát lẫn người xem đã không còn băn khoăn về tay đàn, vì tiếng đàn Lương Thế Vinh chơi rất thành thục và đệm cho đào nương rất ăn khớp.

Trên chiếu chèo, cô đào dường như cũng diễn hay hơn bình thường vì cô biết, người đang đệm đàn nhị cho mình diễn là anh học trò nổi tiếng cả vùng, cả tỉnh gọi là thần đồng. Tâm trạng phấn khởi, bất ngờ cô đổi sang điệu sử xuân, đôi mắt nhìn về phía Lương Thế Vinh thắm thiết: “Vâng ý chàng, thiếp xin thưa lại, xin chuyên cần tần tảo sớm khuya. Việc tề gia là phận nữ nhi...”.

Bên cây đàn nhị, Lương Thế Vinh cũng vừa đàn vừa hướng về đào nương trẻ cùng trang lứa mình với ánh mắt xao xuyến lạ lùng. Bỗng nhiên đào nương quay một vòng rồi chuyển sang hát điệu chức cẩm hồi văn: “Thiếp xin chàng đèn sách văn chương, dầu hao thiếp rót, bấc non thiếp ngắt, ngọn đèn tàn thiếp khêu...”. Cô đào trẻ sau buổi diễn cũng chủ động gặp Thế Vinh để nói lời cảm tạ. Hai tâm hồn như đã đồng điệu. Cô đào đã đem lòng yêu Thế Vinh. Còn Thế Vinh cũng đã say men tình, muốn ngỏ lời ước hẹn mà cô gái không cho biết quê quán cũng như tên tuổi.

Năm 1463, Lương Thế Vinh thi đỗtrạng nguyêndưới triều Lê Thánh Tông. Nhớ người yêu cũ nhưng chẳng cótin tứcgì. Lúc này, bố mẹ Thế Vinh cũng muốn con yên bề gia thất nên giục chàng lập gia đình. Thế Vinh đã cưới con gái của người thầy dạy học. Trớ trêu thay, ngày ông vinh quy về làng, dân làng mở hội chúc mừng, ông gặp lại cô đào năm nào với giọng hát sầu thảm khiến nhiều người phải khóc.

Sau buổi diễn, không ai thấy nàng đâu nữa. Sáng hôm sau người ta mới biết rằng, nàng đãtự tửvà để lại một bài thơ tuyệt mệnh. Thì ra, biết Thế Vinh đã lấy vợ, tủi phận mình nên nàng đã quyên sinh để vĩnh viễn mang theo mối tình đầu trong sáng.

Lời bàn:

Dưới thời phong kiến, do ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo nên người xưa đã quan niệm  rằng:“Tu trăm năm mới đi chung thuyền, tu ngàn năm mới nên duyên vợ chồng”. Với quan điểm ấy nên người xưa đã đưa ra lý giải: Có không ít cặp đôikhi chia ly vẫn phải sống với nỗi đau khổ tột cùng mà không hiểu tại sao. Không ai biết được ai là của ai, ai sẽ thuộc về ai. Rồi từ đó, các nho gia đưa ra lời khuyên: Mọi thứ đều có quan hệ nhân duyên, không gì là vô duyên vô cớ. Vì thế, hãy thuận theo tự nhiên, chấp nhận hết thảy mọi thứ xảy đến với mình, bởi vì nó có thể là nhân quả từ tiền kiếp của bạn.

ng, đúng là “không gì là vô duyên vô cớ”, có nghĩa là mọi sự vật và hiện tượng đều không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi. Với tình yêu đôi lứa cũng vậy, nếu là mối tình chân chính, xuất phát từ trái tim thì phải đi đến hạnh phúc. Và để có hạnh phúc thì phải biết đấu tranh để bảo vệ nó. Với trạng nguyên Lương Thế Vinh trong giai thoại nêu trên là do chính ông không bước qua ranh giới của quan niệm phong kiến cho rằng, những người làm nghề hát xướng là “xướng ca vô loài”. Và đây chính là nguyên nhân dẫn đến cái chết bi thảm của cô đào đã từng đem lòng thương nhớ chàng thư sinh học giỏi, đàn hay Lương Thế Vinh.

N.D

  • Từ khóa
110212

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu