Thứ 7, 20/04/2024 14:51:48 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Pháp luật 09:58, 07/08/2017 GMT+7

Mã số định danh và vấn đề cần quan tâm

Thứ 2, 07/08/2017 | 09:58:00 207 lượt xem

BPO - Luật Hộ tịch đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20-11-2014, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2016 và luật này đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20-11-2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2016. Một trong những điểm mới trong hai đạo luật này là quy định về việc  cấp mã số định danh cá nhân. Quy định này có ý nghĩa quan trọng trong việc đăng ký khai sinh, cấp giấy khai sinh và số định danh cá nhân cho người được khai sinh. Số định danh cá nhân được cấp cho mỗi công dân Việt Nam (nhằm mã hóa những thông tin cơ bản của công dân), không lặp lại ở người khác, được quản lý trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Cấu trúc số định danh cá nhân và thủ tục cấp

Theo quy định trong Luật Hộ tịch, đối với người dưới 14 tuổi thì số định danh cá nhân được ghi vào giấy khai sinh và đây chính là số thẻ căn cước công dân của người đó khi đủ tuổi được cấp thẻ căn cước công dân. Cụ thể tại Nghị định số 137/2015/NĐ-CP đã quy định chi tiết một số điều về việc thu thập, cập nhật, chỉnh sửa, kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; sao lưu, phục hồi dữ liệu quốc gia về dân cư và căn cước công dân; cấu trúc số định danh cá nhân, trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân gồm xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hủy số định danh cá nhân, cấp, đổi, cấp lại, thu hồi, tạm giữ thẻ căn cước công dân. Theo đó, số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.

Về trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đăng ký khai sinh, Điều 14 của Nghị định số 137/2015/NĐ-CP quy định: Trường hợp Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì khi nhận đủ giấy tờ để đăng ký khai sinh, cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử có trách nhiệm chuyển ngay các thông tin của người được đăng ký khai sinh cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; trong đó phải thu thập các thông tin sau đây để cấp số định danh cá nhân: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi đăng ký khai sinh; Quê quán; Dân tộc; Quốc tịch; Họ, chữ đệm và tên, quốc tịch của cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp, trừ trường hợp chưa xác định được cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp.

Cũng theo quy định tại nghị định này, thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an có trách nhiệm kiểm tra thông tin, tài liệu theo quy định của Luật Căn cước công dân, cấp và chuyển ngay số định danh cá nhân cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch. Trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa vận hành hoặc Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử chưa được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh của công dân, cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch chuyển ngay các thông tin theo quy định tại Khoản 1 điều này cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua mạng internet đã được cấp tài khoản truy cập. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có trách nhiệm cấp tài khoản truy cập cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, chuyển ngay số định danh cá nhân của công dân cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch khi nhận được thông tin khai sinh theo quy định qua mạng internet. Cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch có trách nhiệm bảo mật tài khoản truy cập theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Hủy số định danh cá nhân đã cấp

 Về hủy số định danh cá nhân đã cấp, tại Điều 16 của Nghị định số 137/2015/NĐ-CP quy định cụ thể như sau: Khi phát hiện số định danh cá nhân đã cấp có sai sót do nhập sai thông tin về công dân, thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an ra quyết định hủy số định danh cá nhân đó và cấp lại số định danh cá nhân khác cho công dân; tổ chức thực hiện việc điều chỉnh số định danh cá nhân và thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và các hồ sơ, tàng thư liên quan.

Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có trách nhiệm thông báo cho công dân và cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch về việc hủy, cấp lại số định danh cá nhân của công dân để làm thủ tục điều chỉnh giấy tờ, dữ liệu hộ tịch có liên quan; cấp giấy xác nhận về việc hủy và cấp lại số định danh cá nhân theo yêu cầu của công dân, cơ quan, tổ chức. Số định danh cá nhân là dãy số gồm 12 chữ số, xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cấp cho mỗi công dân Việt Nam từ khi đăng ký khai sinh và gắn với họ đến khi chết, không thay đổi trong suốt cuộc đời (ngay cả trong trường hợp công dân thôi/bị tước quốc tịch Việt Nam, khi được trở lại/nhập quốc tịch Việt Nam, số định danh cá nhân không thay đổi), không lặp lại ở người khác, dùng để xác định dữ liệu thông tin công dân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.

Và đây cũng là số gốc để truy nguyên chính xác về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ yêu cầu quản lý của ngành, lĩnh vực và được sử dụng làm cơ sở để liên kết thông tin cá nhân trong các cơ sở dữ liệu ngành, lĩnh vực, bảo đảm thống nhất thông tin.

NV

  • Từ khóa
29998

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu