Thứ 7, 20/04/2024 03:14:28 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Chính trị 09:00, 16/04/2015 GMT+7

Chông phản và súng ngựa trời

Thứ 5, 16/04/2015 | 09:00:00 3,886 lượt xem

Đây là những loại vũ khí tự tạo của quân, dân Đồng bằng Sông Cửu Long trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước...

Đến Bảo tàng Quân khu 9 (nằm trên địa bàn TP Cần Thơ), nhiều khách tham quan không khỏi bất ngờ về tính độc đáo cũng như hiệu quả của 2 loại vũ khí khá thô sơ này.

Chông phản.

Chông phản hoạt động theo nguyên lý "phản lực". Chông có 2 phần là phần gỗ (thường là 1 đoạn cây) và phần kim loại có hình lưỡi dao lớn nằm kẹp trong đoạn gỗ. Phần chuôi dao gắn cố định với đoạn gỗ, đầu dao tự do. Khi lực tác động vào phần đầu đoạn gỗ phía gắn chuôi dao sẽ tạo ra lực làm lưỡi dao bật mạnh lên chém theo phương thẳng đứng.

Khi đưa vào chiến đấu, chông phản thường được đặt trên đường hành quân của địch. Vị trí đặt vừa bảo đảm tính bí mật để địch không phát hiện ra, vừa bảo đảm khi địch giẫm lên đầu khúc gỗ sẽ tạo ra lực làm bật đầu gỗ còn lại lên và lưỡi dao theo đó văng ra, bổ thẳng vào chân địch. Ngoài ra, chông phản còn được đặt dưới cầu khỉ bị cưa một phần, để khi địch đi qua cầu, cầu gẫy, chúng sẽ bị rơi xuống nước. Chông phản được đặt dưới mặt nước sẽ phát huy tác dụng.

Học sinh nghe nhân viên thuyết minh Bảo tàng Quân khu 9 giới thiệu về chông phản.

Súng ngựa trời là loại súng tự chế, với tầm bắn từ 10 đến 15m. Điểm đặc biệt của súng ngựa trời là dùng "đạn độc". Đạn được nhồi mảnh kim loại, mảnh sành, phân, nước giải... Khi đạn được bắn ra, các mảnh đạn dính phân, nước tiểu sẽ găm vào quân địch, nếu không tử vong ngay thì cũng sẽ bị nhiễm trùng, đau đớn, khiến sinh lực địch bị tiêu hao, tâm lý địch hoang mang, sợ hãi.

Súng ngựa trời.

Chông phản và súng ngựa trời đã làm phong phú thêm kho tàng các loại vũ khí tự chế của quân, dân miền Tây Nam Bộ; phát huy hiệu suất chiến đấu cao trên chiến trường trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta.

Nguồn QĐND

  • Từ khóa
12929

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu