Thứ 5, 25/04/2024 06:25:35 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Xã hội 11:41, 15/02/2019 GMT+7

Lộc Ninh đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Thứ 6, 15/02/2019 | 11:41:00 502 lượt xem
BP - Sau hơn 8 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Lộc Ninh đã chuyển mình cả về chất và lượng. Những con đường gập ghềnh, nắng bụi, mưa lầy được bê tông hóa khang trang, sạch sẽ, thuận tiện đi lại. Nhiều hộ hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Trường, trạm xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu học tập và chăm sóc sức khỏe của nhân dân... Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên, làm cho diện mạo nông thôn thêm khởi sắc.

8 năm qua, do làm tốt tuyên truyền nên xây dựng NTM đã trở thành phong trào thi đua rộng khắp trong huyện. Nhiều cách làm sáng tạo được áp dụng rộng rãi, góp phần huy động các nguồn lực phục vụ xây dựng NTM. Ở nhiều nơi, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, hệ thống chính trị ở cơ sở được củng cố, thu nhập bình quân tăng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nâng cao. Do đó, số tiêu chí đạt chuẩn tăng hằng năm. Đến hết năm 2018, toàn huyện có 5 xã về đích NTM.

Nhân dân huyện Lộc Ninh tham gia làm đường giao thông nông thôn

Diện mạo nông thôn đổi mới kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng hướng phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt gần 32,7 tỷ đồng, bằng 110,21% so năm 2017.

 Toàn huyện hiện có 18 mô hình hợp tác xã sản xuất mang lại hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao thu nhập của người dân. Từ chương trình xây dựng NTM, toàn huyện đã mở hàng trăm khóa đào tạo nghề, chuyển giao khoa học, kỹ thuật về trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su, điều, trồng thâm canh và bảo quản hồ tiêu; nuôi và phòng trị bệnh cho heo, trâu, bò... với hàng chục ngàn lượt người tham gia. Trong năm 2018, huyện Lộc Ninh có trên 3.400 lao động được tạo việc làm, đạt 86% kế hoạch.

Tiên phong trong tiêu chí hình thái tổ chức sản xuất là 2 xã Lộc Thuận và xã Lộc Hiệp. Hai xã này đã phát triển mạnh với các mô hình tổ hợp tác, câu lạc bộ, kinh tế hộ gia đình, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất trên địa bàn gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện.

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng NTM, UBND tỉnh đã bảo lãnh mua xi măng trả chậm cho các xã xây dựng đường giao thông nông thôn theo cơ chế đặc thù. Từ nguồn xi măng do UBND tỉnh ứng trước, ngân sách huyện hỗ trợ và các xã vận động nhân dân đóng góp ngày công, tiền của, hiến đất... Năm 2018, nhân dân trong huyện đã đóng góp trên 37 tỷ đồng xây dựng NTM. Sau 4 năm triển khai làm đường giao thông nông thôn theo cơ chế đặc thù, đã có trên 246km đường bê tông cùng nhiều tuyến đường, trục đường được cứng hóa.

Có thể khẳng định, tuy thực hiện xây dựng NTM ở mỗi địa bàn có những khó khăn, xuất phát điểm khác nhau nhưng tất cả đều có điểm chung là sự đồng thuận cùng tinh thần vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và nhân dân; hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững và nâng cao đời sống người dân.

Văn Hùng

  • Từ khóa
54501

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu