Thứ 7, 20/04/2024 03:33:55 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Pháp luật 08:28, 26/03/2016 GMT+7

Lĩnh vực và giải pháp thực hiện phân cấp quản lý nhà nước

Thứ 7, 26/03/2016 | 08:28:00 2,315 lượt xem
BP - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 21/NQ-CP về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo đó, các lĩnh vực cần tập trung phân cấp quản lý nhà nước trong giai đoạn 2016-2020 và giải pháp thực hiện như sau:

Các lĩnh vực tập trung thực hiện

Quản lý ngân sách nhà nước: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước gắn với đổi mới phân cấp quản lý kinh tế - xã hội và phù hợp với Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, tính chủ động của ngân sách địa phương và phù hợp với trình độ quản lý của mỗi cấp.

Thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp: Xác định rõ quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo nguyên tắc gắn trách nhiệm với thẩm quyền của cấp ra quyết định...

Quản lý đầu tư: Hoàn thiện phân cấp quản lý đầu tư công trên cơ sở bảo đảm quản lý tập trung và thống nhất về quy hoạch, cơ chế, chính sách và cân đối nguồn lực một cách chủ động, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý hoạt động đầu tư và sử dụng vốn đầu tư công theo đúng mục tiêu, định hướng của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; chống thất thoát, lãng phí; bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý đầu tư công.

Quản lý công vụ, cán bộ, công chức, viên chức: Hoàn thiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức gắn với phân cấp đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và cải cách công vụ, công chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức phù hợp với cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong từng ngành, lĩnh vực.

Quản lý đất đai: Bảo đảm sự quản lý thống nhất của nhà nước cấp trung ương về đất đai, trong đó tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá và thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai của Trung ương đối với cơ quan quản lý đất đai địa phương.

Giải pháp và tổ chức thực hiện

Tập trung hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về ngành, lĩnh vực theo các nội dung sau: Rà soát chức năng, nhiệm vụ hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, loại bỏ chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm một việc chỉ do một cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính, phù hợp với nội dung đã phân cấp. Giảm hợp lý các loại giấy phép và đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động cấp phép; thường xuyên rà soát, cắt giảm mạnh các thủ tục hành chính và chỉnh sửa quy trình giải quyết công việc với người dân, với doanh nghiệp còn chưa phù hợp...

Bảo đảm công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, đúng thời hạn trong hoạt động công vụ; đặc biệt đối với quy trình thủ tục phục vụ, giải quyết các yêu cầu của người dân, doanh nghiệp. Quy định trách nhiệm báo cáo, giải trình, xử lý các vi phạm theo chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm được phân cấp. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát và thực hiện sự điều phối cần thiết của Chính phủ, bộ, ngành đối với các địa phương sau phân cấp... 

T.S

  • Từ khóa
28100

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu