Thứ 7, 20/04/2024 18:19:53 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

NGHE - THẤY & SUY NGẪM 09:19, 06/06/2019 GMT+7

Không thể “phủi công” của BOT

Thứ 5, 06/06/2019 | 09:19:00 179 lượt xem
BP - Trong phiên thảo luận tổ tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV về vấn đề trạm thu phí, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã nêu tính hợp lý, đúng quy định của BOT ở Bình Phước. Với đặc thù nhiều khó khăn như Bình Phước thì không thể “phủi công” của BOT trong phát triển kinh tế, xã hội thời gian qua.

Để đẩy nhanh tốc độ phát triển của đất nước, Đảng ta đã có chủ trương xã hội hóa đầu tư, huy động các nguồn lực, doanh nghiệp tham gia xây dựng công trình, hạng mục phục vụ sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhất là trong lĩnh vực giao thông. Để thực hiện chủ trương này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 77/CP ngày 18-6-1997 về quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT. Tiếp đó là các Nghị định số 78/NĐ-CP ngày 11-5-2007; Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27-11-2009 về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO và BT đối với các công trình giao thông... Trong giai đoạn 2011-2016, nước ta đã huy động trên 172.000 tỷ đồng, trong đó 154.481 tỷ đồng là vốn BOT để thực hiện 59 dự án đường bộ. Đến nay, cả nước có 55 dự án BOT, với tổng mức đầu tư 137.819 tỷ đồng đang vận hành khai thác.

Xuất phát điểm thấp nên kinh tế, xã hội của Bình Phước hết sức khó khăn, cơ sở hạ tầng yếu kém. Trong khi đó, năng lực sản xuất công, nông nghiệp trên địa bàn không cao nên thu ngân sách thấp, dẫn đến hoạt động đầu tư xây dựng công trình giao thông rất hạn chế. Vì vậy, các tuyến đường từ trung tâm tỉnh lỵ Đồng Xoài đi các huyện... lúc bấy giờ xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều tuyến đường chỉ toàn ổ voi, ổ gà, ao nước đọng, ngày mưa thành bãi sình lầy, trời nắng bụi bay mù mịt... gây ra những trở ngại cho sự phát triển kinh tế, xã hội trên toàn địa bàn. Trước thực trạng này, Bình Phước đã tích cực thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư, mời gọi doanh nghiệp tham gia xây dựng các công trình giao thông. Nhiều tuyến đường như ĐT741, ĐT759, quốc lộ 14 và 13... trên địa bàn tỉnh đã được Chính phủ cho phép thực hiện đầu tư xây dựng theo hình thức BOT, riêng đường ĐT759 theo hình thức BT.

Các tuyến đường đưa vào hoạt động không chỉ mang lại sự an toàn cho người dân và các phương tiện trong lưu thông, mà còn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh trên địa bàn. Đồng thời, xóa bỏ khoảng cách vùng, miền, nâng cao mức sống, dân trí cùng mức độ thụ hưởng về văn hóa, tinh thần của người dân trong vùng. Ví như, khi tuyến đường ĐT741 chưa được nâng cấp thì Phước Long chỉ là một thị trấn nhỏ ở vùng hẻo lánh, những tiềm năng, thế mạnh về kinh tế của Phước Long gần như bỏ ngỏ. Sau khi tuyến đường này đi vào vận hành, thủy điện Thác Mơ, núi Bà Rá trở thành địa chỉ du lịch sinh thái hấp dẫn; Phước Long trở mình thành một đô thị trẻ, sầm uất. Không những vậy, tốc độ đô thị hóa nông thôn tại các khu dân cư dọc tuyến đường từ Bình Tân (Phú Riềng) đến Tân Lập (Đồng Phú)... đã có những bước phát triển vượt bậc.

Tuy nhiên, quá trình vận hành BOT đã phát sinh một số bất cập như vị trí, khoảng cách đặt trạm thu phí, giá vé... gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, nhà đầu tư BOT cần có giải pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng.

Tấn Phong

  • Từ khóa
109118

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu