Thứ 7, 20/04/2024 18:44:41 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Thời luận 13:13, 16/01/2015 GMT+7

Khi nào “bí mật cá nhân” được pháp luật bảo vệ?

Thứ 6, 16/01/2015 | 13:13:00 247 lượt xem
BP - Vấn đề “quyền riêng tư” hay quyền “bí mật cá nhân” là nội dung trong lĩnh vực quan hệ dân sự và là một trong những quyền cơ bản của con người, của công dân. Và tại Điều 21 của Hiến pháp năm 2013 có quy định về vấn đề này như sau: 1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. 2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

Ảnh internet

Cụ thể hơn nữa về “Quyền bí mật đời tư”, tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự hiện hành có quy định như sau: 1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. 2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

Về nguyên tắc chung là như vậy, nhưng trong thực tế không phải mọi bí mật đời tư đề được pháp luật bảo đảm. Tại Khoàn 2, Điều 14 của Hiến pháp 2013 có quy định: Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Như vậy, bí mật riêng tư của một ai đó muốn được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ thì quyền riêng tư đó phải hợp pháp, chính đáng. Ví dụ như trường hợp con đánh bố mẹ, hay bố mẹ hành hạ con, thì dù có là vấn đề riêng tư, cá nhân, nhưng pháp luật không thể không can thiệp và trừng phạt vì đó là hành vi bất hợp pháp. Hay như một ai đó có hành vi ngoại tình, thì tuy đây là đời sống riêng tư của họ, nhưng cái riêng tư này không thể được pháp luật bảo vệ. Bởi đây là hành vi đã xâm phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, là vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình.

Nói tóm lại, về nguyên tắc chung thì quyền của một ai đó muốn được mọi người tôn trọng và pháp luật bảo vệ thì đó phải là quyền hợp pháp, chính đáng. Quan điểm này không sai, tuy nhiên chúng ta không nên quá cứng nhắc trong việc áp dụng pháp luật mà cần có sự linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể. Ví dụ trường hợp một đứa trẻ dưới 14 tuổi bị hiếp dâm, việc lên án đối tượng hiếp dâm là đương nhiên. Nhưng trong khi thụ lý vụ án, nạn nhân thừa nhận đã đồng ý với việc quan hệ tình dục thì cần phải xác định rằng, đây là hành vi của một đứa trẻ chưa thể nhận thức hết được hành vi sai trái mới dẫn đến vi phạm. Vì vậy, trong trường hợp này cần phải bảo vệ lợi ích cho nạn nhân, vì nó có thể còn liên quan đến lợi ích sau này.

 Đó là lý do vì sao chúng ta cần có sự linh hoạt trong việc áp dụng các văn bản pháp luật. Đồng thời, mỗi người cần nhận thức rõ “quyền riêng tư”, “quyền bí mật cá nhân” hay “quyền bí mật đời tư” được pháp luật bảo vệ trong trường hợp nào và trường hợp nào chẳng những quyền này không được pháp luật bảo vệ mà còn bị nghiêm trị.  

Hòa Bình

  • Từ khóa

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu