Thứ 6, 29/03/2024 07:20:45 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Pháp luật 06:35, 01/04/2015 GMT+7

Huyện Chơn Thành đóng góp cho dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)

Thứ 4, 01/04/2015 | 06:35:00 1,876 lượt xem
BPO - Ngày 31-3, Ủy ban MTTQ huyện Chơn Thành tổ chức hội nghị lần thứ 3 (mở rộng) để lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi).

Hội nghị Ủy ban MTTQ huyện Chơn Thành lần thứ 3 lấy ý kiến đóng góp dự thảo cho Bộ luật Dân sự sửa đổi

Tham dự hội nghị có các ủy viên Ủy ban MTTQ huyện, lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị. Bí thư Huyện ủy Nguyễn Tấn Hải, Phó chủ tịch UBND huyện Phạm Văn Hùng về dự hội nghị.

Các ý kiến tại hội nghị đã tập trung góp ý sâu vào những nội dung liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cả các cơ quan tổ chức; về chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự; về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản; về thời hiệu và những vấn đề mà cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm...

Cụ thể, các ý kiến cho rằng nội dung bảo về quyền dân sự thông qua cơ quan có quyền thẩm quyền (Điều 19) cần phải quy định cụ thể và chặt chẽ hơn nữa, vì Điều 19 của dự thảo quy định quyền dân sự rất rộng lớn, bao quát toàn bộ địa lý, pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân. Bên cạnh đó, quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các cơ quan dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các quan hệ khác hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm. Án lệ hiện nay chưa có quy định cụ thể về áp dụng như thế nào, quy định như khoản 2 Điều 19 là chưa thỏa đáng.

Hộ gia đình và tổ hợp tác quy định tại chương VI từ điều 119 đến 121 của dự thảo. Các ý kiến đóng góp cho rằng nên bỏ tư cách chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự, trên thực tế nhiều năm qua hộ gia đình, tổ hợp tác tham gia quan hệ pháp luật dân sự gặp nhiều khó khăn và gây ra nhiều hệ lụy trong giao dịch dân sự.

Ví dụ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi hộ gia đình theo sổ hộ khẩu số… tại thời điểm này có thành viên mới sinh và có các thành viên khác từ 1 đến 2, 3 tuổi, nhưng theo quy định tại Điều 106 Bộ luật Dân sự hiện hành thì “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật thuộc các lĩnh vực này”. Như vậy, việc cấp giấy chứng nhận hộ gia đình theo sổ hộ khẩu hoặc theo cách nghĩ của các cơ quan hiện nay phải dựa theo hộ khẩu là hoàn toàn trái ngược nhau.

Tương tự là tổ hợp tác. Các hợp đồng giao dịch dân sự thì cá nhân là người trực tiếp ký các hợp đồng giao dịch dân sự. Vì vậy, các ý kiến đề nghị loại bỏ tư cách chủ quan hệ pháp luật dân sự của hộ gia đình và tổ hợp tác.

Về bảo vệ người thứ 3 ngay tình trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu. Theo Điều 138 Bộ luật Dân sự hiện hành quy định trường hợp giao dịch bị tòa án tuyên bố vô hiệu nhưng tài sản là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu đã chuyển giao cho người thứ 3 ngay tình thì giao dịch với người thứ 3 vô hiệu và chủ sở hữu được nhận tài sản của mình trừ hai trường hợp: tài sản được nhận thông qua bán đấu giá; theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản so bản án quyết định bị hủy sửa.

Theo dự thảo tại Điều 148 Bộ luật Dân sự, giao dịch người thứ 3 ngay tình được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ 3 đã được đăng ký thì giao dịch không bị vô hiệu, trừ trường họ biết hoặc phải biết…. Các ý kiến đóng góp cho rằng quy định như hiện hành và quy định như dự thảo đều chưa ổn. Hiện trong cuộc sống có nhiều giao dịch dân sự cụ thể khác nhau, chúng ta không thể liệt kê hết, nên dùng cụm từ “các giao dịch dân sự”. Vì vậy, trong quan hệ pháp luật dân sự cần quy định chủ thể bảo vệ người thứ 3 ngay tình là phù hợp, nhưng khi điều luật quy định các điều kiện làm vô hiệu giao dịch dân sự này trừ thông qua bán đấu giá hay do bản án quyết định bị hủy, sửa cần phải chú ý về hậu quả của giao dịch dân sự. Muốn vậy, phải dự liệu các tình huống có thể xảy ra quy định việc chuyển nhượng tài sản ngay tình cho người thứ 3 đã được đăng ký thì công nhận cho họ. Nếu bị án hủy, sửa thì khi giải quyết hậu quả phải buộc những người giao dịch tài sản đó phải thanh toán giá trị tài sản cho họ và phải chứng minh phần giá trị tài sản ở đâu Áp dụng các biện pháp đảm bảo để bảo vệ cho chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng.

Sau hội nghị này, việc tổ chức lấy ý kiến đóng góp dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) trong nhân dân được đẩy mạnh. Mọi ý kiến đóng góp vào dự thảo gửi về Ủy ban MTTQ huyện cho đến hết tháng 4-2015.

 Nhật Hạ

  • Từ khóa
26471

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu