Thứ 6, 29/03/2024 02:26:50 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Chính trị 08:54, 21/05/2015 GMT+7

Ý KIẾN ĐÓNG GÓP SỬA ĐỔI BỘ LUẬT DÂN SỰ

Hợp đồng thuê tài sản

Thứ 5, 21/05/2015 | 08:54:00 2,483 lượt xem
BP - Chương XVI của dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi là những quy định về một số hợp đồng thông dụng. Ở mục 4 của chương này gồm từ Điều 495 đến Điều 516 là những quy định về hợp đồng thuê tài sản.

Theo Bộ luật dân sự năm 2005, mục này quy định 3 vấn đề: Thứ nhất là quy định chung về hợp đồng thuê tài sản; thứ hai là hợp đồng thuê nhà; thứ ba là hợp đồng thuê khoán tài sản. Tuy nhiên, trong dự thảo đã bỏ phần thứ hai là những quy định về hợp đồng thuê nhà. Theo ý kiến của cá nhân tôi thì quy định như trên là không phù hợp tình hình thực tế ở nước ta hiện nay. Cụ thể là do nhu cầu phát triển của đất nước, từng địa phương đã và đang phát huy nguồn lực hiện có để phát triển kinh tế. Do đó, nhu cầu lao động cũng tăng và dẫn đến việc lao động ở nơi dư thừa đổ về nơi cần và kéo theo đó là nhu cầu thuê nhà ở cũng tăng cao. Do đó, tôi đề nghị ở mục 4 cần kết cấu lại thành 2 mục riêng biệt. Cụ thể, mục 4 là những điều quy định về hợp đồng thuê tài sản; mục 5 là những điều quy định về hợp đồng thuê khoán tài sản.

Ý kiến thứ 2, tại Điều 500 trong dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi là những quy định về nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê, với nội dung như sau: 1. Bên cho thuê phải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa. 2. Trường hợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên thuê thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê: a) Sửa chữa tài sản; b) Giảm giá thuê; c) Đổi tài sản khác hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu tài sản thuê không thể sửa chữa được mà do đó mục đích thuê không đạt được hoặc tài sản thuê có khuyết tật mà bên thuê không biết. 3. Trường hợp bên cho thuê đã được thông báo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời thì bên thuê có quyền tự sửa chữa tài sản thuê, nhưng phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa ngay sau khi việc sửa chữa hoàn thành. Trường hợp bên cho thuê có yêu cầu thì thời hạn hoàn trả chi phí sửa chữa cho bên thuê được thực hiện trong thời hạn hợp lý.

Theo ý kiến của tôi thì quy định như Khoản 3 của Điều 485 trong Bộ luật dân sự hiện hành là phù hợp. Cụ thể, nội dung của Điều 485 trong Bộ luật dân sự hiện hành là những quy định về nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê, với nội dung như sau: 3. Trong trường hợp bên cho thuê đã được thông báo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời thì bên thuê có quyền tự sửa chữa tài sản thuê, nhưng phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa.này là không ổn, không phù hợp với thực tế khách quan trong đời sống hiện nay.

Trong khi đó, nội dung của Khoản 3, Điều 500 trong dự thảo Bộ luật dân sử sửa đổi có nội dung bổ sung so với Bộ luật dân sự hiện hành, nhưng không phù hợp. Do đó, tôi đề nghị ở khoản này cần loại bỏ cụm từ mới bổ sung đó là “ngay sau khi việc sửa chữa hoàn thành”. Vì không có lý do gì phải chờ đến khi người thuê nhà sửa chữa xong mới báo cho người cho thuê nhà biết. Hơn nữa, việc thông báo trước hoặc trong khi đang sửa chữa cũng không ảnh hưởng gì đến người cho thuê và người thuê nhà. Như vậy, sau khi Khoản 3 đã được sửa đổi sẽ có nội dung như sau: 3. Trường hợp bên cho thuê đã được thông báo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời thì bên thuê có quyền tự sửa chữa tài sản thuê, nhưng phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa. Trường hợp bên cho thuê có yêu cầu thì thời hạn hoàn trả chi phí sửa chữa cho bên thuê được thực hiện trong thời hạn hợp lý.

P.N

  • Từ khóa
13158

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu