Thứ 3, 23/04/2024 19:05:21 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Thời luận 13:18, 20/01/2015 GMT+7

Hiến pháp đang đi vào cuộc sống

Thứ 3, 20/01/2015 | 13:18:00 112 lượt xem

BP - Sau gần 70 năm kể từ ngày độc lập, Việt Nam đã ban hành 5 bản hiến pháp vào các năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013. Mỗi lần thay đổi Hiến pháp đều đánh dấu sự chuyển mình của đất nước khi bước sang giai đoạn phát triển mới, tầm cao mới. Bản Hiến pháp lần thứ 5 có hiệu lực từ ngày 1-1-2014 và đến thời điểm này, cả nước đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn chuyên sâu về từng nội dung của Hiến pháp đến mọi tầng lớp nhân dân.

Để thể chế hóa tư tưởng của Hiến pháp không phải chỉ mất một vài năm mà cần thời gian rất dài. Trước hết là phải xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật liên quan đến tổ chức bộ máy nhà nước và các luật liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Và theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020, Quốc hội sẽ thông qua 14 luật quy định về tổ chức bộ máy nhà nước và các thiết chế trong hệ thống chính trị; 15 luật quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; 43 luật quy định về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; và 10 luật quy định về bảo vệ Tổ quốc.

Cụ thể, tại kỳ họp Quốc hội thứ 8 vừa qua, Quốc hội đã thông qua 18 luật, cho ý kiến vào 12 dự án luật và thông qua 5 nghị quyết liên quan trực tiếp tới tổ chức bộ máy nhà nước, quyền con người, bảo vệ Tổ quốc nhằm thể chế từng điều, khoản của Hiến pháp năm 2013. Cụ thể, nhằm thể chế hóa quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh” đã được hiến định, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư vừa được Quốc hội thông qua đã có sự thay đổi mang tính đột phá về quyền tự do đầu tư, kinh doanh của công dân trong các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Những lĩnh vực, ngành nghề hạn chế, hoặc cấm được thu hẹp rất nhiều và được công khai nên mọi tổ chức, cá nhân có quyền tự do đầu tư, kinh doanh.

Luật Kinh doanh bất động sản đã mở rộng phạm vi kinh doanh cho người Việt Nam ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài đã thể chế hóa tư tưởng: “Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật” đã được hiến định. Bên cạnh đó, Luật Nhà ở sửa đổi đã bổ sung quy định cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu được phép nhập cảnh đều được sở hữu nhà ở thông qua nhiều hình thức, đã thể hiện đúng tư tưởng của Hiến pháp năm 2013: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đồng thời, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi... cũng quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm an sinh xã hội đã được Hiến pháp quy định.

Mặc dù vậy, nhưng nhiều quyền của công dân đã được hiến định trong Hiến pháp 2013, như: quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình, tín ngưỡng, tôn giáo vẫn chưa được Quốc hội cho ý kiến. Cùng với đó là các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ. Theo Điều 14 Hiến pháp, quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết. Do đó, trong những năm tới, Quốc hội sẽ thông qua Luật Tiếp cận thông tin; Luật Về hội; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Luật Biểu tình và sửa đổi Luật Báo chí.

Mặc dù vậy, với sự nỗ lực của các cấp, ngành nên sau một năm có hiệu lực, Hiến pháp năm 2013 đã và đang “thấm” vào từng người dân.    

Ngọc Diệp

  • Từ khóa

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu