Thứ 6, 19/04/2024 15:46:51 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Pháp luật 19:55, 06/09/2019 GMT+7

Hai hình thức cho vay nặng lãi

Thứ 6, 06/09/2019 | 19:55:00 243 lượt xem
BPO - Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng, từ đầu năm đến nay, lực lượng công an tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã phát hiện và xử lý 19 vụ, với 34 đối tượng phạm tội, vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen”. Trong đó, đã khởi tố 6 vụ, với 11 đối tượng về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự; 1 vụ với 1 đối tượng cưỡng đoạt tài sản.

Qua nghiên cứu, phân tích của các cơ quan chức năng từ các vụ án đã xảy ra cho thấy, các đối tượng hoạt động với phương thức, thủ đoạn tinh vi, rất khó phát hiện, xử lý. Các đối tượng thường dán tờ rơi quảng cáo vay tiền trả góp kèm số điện thoại tại các khu vực công cộng, khu dân cư, khu công nghiệp... Khi người vay có nhu cầu vay tiền sẽ liên lạc trực tiếp, các đối tượng sẽ tìm hiểu điều kiện kinh tế của người vay để quyết định số tiền sẽ cho vay, cùng với mức lãi suất cho vay giao động từ 240 - 540%/năm. Người vay chỉ cần cung cấp cho các đối tượng một trong các giấy tờ tùy thân, như: Chứng mình nhân dân, hộ khẩu hoặc giấy tờ khác và ký tên, lăn tay vào giấy nhận tiền theo mẫu đã được các đối tượng chuẩn bị sẵn là được nhận tiền.

Cụ thể, hiện trên địa bàn tỉnh có 2 hình thức cho vay phổ biến sau: Thứ nhất là hình thức cho vay tiền trả góp. Với hình thức này, các đối tượng cho vay tiền và hằng ngày người vay phải trả góp cả tiền gốc và tiền lãi. Số tiền này được tính dựa trên số tiền, gốc, số tiền lãi và thời hạn cho vay. Khi đưa tiền cho người vay, các đối tượng sẽ thu trước 1 ngày đầu tiên và 50.000 đồng tiền phí làm hồ sơ cho vay. Thứ hai là hình thức cho vay tiền đứng. Đây là cũng hình thức cho vay nặng lãi, nhưng hằng ngày người vay không phải trả góp tiền gốc mà chỉ phải trả tiền lãi. Khi hết thời hạn cho vay theo thỏa thuận, nếu người vay chưa trả được tiền gốc thì các đối tượng sẽ làm hợp đồng mới và người vay đóng lãi như lần đầu. Khi đưa tiền cho người vay, các đối tượng sẽ thu 50.000 đồng tiền phí làm hồ sơ cho vay. Đối với người không trả được tiền gốc khi đến hạn phải làm lại hợp đồng mới thì cũng phải nộp loại phí này.

Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ một bộ phận người dân có nhu cầu vay vốn không cần thế chấp tài sản, hoặc không đáp ứng được điều kiện vay vốn tại các kênh cung câp tín dụng chính thức, nên đã tìm đên các cá nhân, cơ sở hoạt động “tín dụng đen” để vay tiền. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ thanh, thiếu niên xuống cấp về đạo đức, tham gia các hoạt động tệ nạn như cờ bạc, cá độ, ma túy... hoặc do nhu cầu bất hợp pháp, nên tìm đến các cá nhân, cơ sở hoạt động “tín dụng đen”. Nhiều người đã sử dụng tiền nhàn rỗi để trực tiếp cho vay dưới dạng “tín dụng đen” hoặc tham gia với vai trò trung gian, huy động vốn. Và việc làm này gây rủi ro rất lớn đối với cả người cho vay và người đi vay. Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng vỡ nợ, bể hụi, họ. Trong khi đó, hiện các quy định của pháp luật về xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” còn có nhiều vướng mắc, khó khăn trong việc áp dụng các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, các chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe...

Theo dự báo của các cơ quan chức năng, trong thời gian tới tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm liên quan “tín dụng đen”, các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các cấp tiếp tục thực hiện nghiêm các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch số 87/KH-UBND ngày 4-4-2019 của UBND tỉnh.

MH

  • Từ khóa
32242

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu