Thứ 6, 29/03/2024 02:18:19 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Pháp luật 09:04, 08/09/2015 GMT+7

Góp ý Bộ luật Dân sự sửa đổi: Thời hiệu dân sự

Thứ 3, 08/09/2015 | 09:04:00 1,723 lượt xem
BPO - Tại Điều 154 trong Bộ luật Dân sự hiện hành là những nội dung quy định về thời hiệu, với nội dung như sau: Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự.

Và cũng là nội dung quy định về thời hiệu, nhưng tại Khoản 1, Điều 151 trong dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi lại quy định về thời hiệu: Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo những điều kiện do luật quy định.

Từ nội dung của hai điều luật trên cho thấy, cả trong Bộ luật Dân sự hiện hành và trong dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi đều không quy định thời hiệu cụ thể, rõ ràng là bao nhiêu tháng, năm. Vì vậy, tôi đề nghị ban soạn thảo cần bổ sung thời hạn cụ thể, phù hợp đối với từng loại vụ việc từ đơn giản đến phức tạp. Vì theo suy nghĩ của cá nhân tôi thì trong bất cứ vấn đề gì, nhất là đã là điều luật thì cần phải được quy định cụ thể, rõ ràng, chi tiết. Có như vậy thì người dân mới dễ hiểu và dễ thực thi. Ví dụ, giữa ông A và ông B xảy ra tranh chấp và họ đã khởi kiện đến chính quyền hoặc đưa nhau ra tòa. Chính quyền đã giải quyết hoặc tòa án cũng đã xử nhưng nếu ông A không được hưởng quyền lợi chính đáng của mình, thì cần có một thời hạn nào đó để ông A làm thủ tục yêu cầu chính quyền hay tòa án cấp cao hơn xem xét lại. Và có như vậy thì việc giải quyết, xét xử không công bằng, thiếu hợp lý của chính quyền cơ sở và tòa án cấp sơ thẩm mới được điều kiện được khắc phục, tính công bằng của pháp luật mới được bảo đảm.

 Trong cuộc sống, vì quyền lợi của cá nhân thì không ai là không bức xức khi quyền lợi chính đáng của mình nhưng lại không thuộc về mình. Và trong trường hợp này thì ai cũng sẽ tìm cách trong thời gian ngắn nhất để minh oan cho mình. Chắc chắn là sẽ không ai có đủ kiên nhẫn để chờ đợi đến 1 năm, 2 năm hay hàng chục năm sau mới bảo là mình bị oan ức. Vì vậy, tôi cho rằng việc trong luật không giới hạn về thời hiệu sẽ dẫn đến rối rắm trong việc giải quyết của cơ quan nhà nước và xét xử của tòa án.

Nội dung thứ hai tôi muốn góp ý trong bài viết này là quy định về việc hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản của hợp đồng bị mất. Nội dung này được quy định tại Điều 438 như sau: Khi người có quyền hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp người có nghĩa vụ làm mất, làm hỏng tài sản là đối tượng của hợp đồng mà không thể bồi hoàn hay đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, cải tạo, thay thế bằng tài sản cùng loại thì sẽ mất quyền hủy bỏ hợp đồng. Với quy định trên thì người đọc sẽ hiểu là: Người có quyền trong hợp đồng dân sự sẽ mất quyền hủy bỏ hợp đồng nếu như người có nghĩa vụ “làm mất, làm hỏng tài sản là đối tượng của hợp đồng mà không thể bồi hoàn hay đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, cải tạo, thay thế bằng tài sản cùng loại”. Nếu điều luật trên được hiểu theo cách hiều này thì đây là một quy định quá vô lý. Tại sao người có quyền trong hợp đồng lại không thể hủy bỏ hợp đồng nếu như đối tượng của hợp đồng không còn tồn tại hay bị làm hư hỏng, song lại không được bù đắp hay thay thế bằng một tài sản khác?

Điều này chẳng khác gì việc ông A bỏ tiền ra mua một chiếc ti vi, trong khi ông A không hề hay biết chiếc ti vi này đã bị hỏng, nhưng người có nghĩa vụ - người bán vì không còn cái nào khác để thay thế, nên ông A phải chấp nhận bỏ tiền ra mua chiếc ti vi đã hỏng. Vì vậy, tôi đề nghị ban soạn thảo sửa đổi lại điều luật này để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

NV

 

  • Từ khóa
27144

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu