Thứ 4, 17/04/2024 01:53:21 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Chính trị 10:19, 25/11/2019 GMT+7

XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ

Giải pháp đẩy nhanh quá trình xây dựng CPĐT

Thứ 2, 25/11/2019 | 10:19:00 210 lượt xem
BP - Chương trình chính phủ điện tử (CPĐT) tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam triển khai từ năm 1996 với tên gọi ban đầu “Tin học hóa các hoạt động cơ quan nhà nước”. Đến năm 2015, chương trình được đổi tên thành “Xây dựng CPĐT”. Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ về CPĐT đề ra chủ trương “ứng dụng công nghệ thông tin kết chặt với công cuộc cải cách hành chính”.

Trong nghị quyết đó, Chính phủ đã chỉ ra một số nhiệm vụ cấp bách sau đây: Xây dựng hệ thống thông tin điện tử thông suốt, kết nối liên thông văn bản điện tử, dữ liệu điện tử từ Chính phủ đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và ngược lại; 100% dịch vụ công sẽ được cung cấp trực tuyến; xây dựng cổng dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ duy nhất trên internet, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với tính năng của CPĐT... Vấn đề xây dựng CPĐT càng trở nên cấp bách khi vào tháng 5-2016, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP với chủ trương “đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ, đồng bộ cải cách hành chính với xây dựng CPĐT và kiểm soát hành chính, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ”.

Các nghị quyết của Chính phủ đã buộc các bộ, ngành, địa phương tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, nhất là trong xử lý hồ sơ hành chính, quản lý ngân sách, thuế, kho bạc, hải quan, bảo hiểm xã hội... Tính đến tháng 4-2017, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố cơ bản hoàn thành kết nối liên thông phần mềm quản lý văn bản tới Văn phòng Chính phủ, trừ một số bộ, cơ quan đặc thù. Tuy nhiên, tỷ lệ hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra trong Nghị quyết số 36a mới đạt 61,9%. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan còn ở quy mô nhỏ, xử lý công việc qua mạng chưa nhiều, dịch vụ công đạt mức độ 3 và mức độ 4 còn ít.

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do: Hạ tầng công nghệ thông tin ở nước ta còn yếu kém nhưng kinh phí dành cho các việc này rất hạn hẹp. Đề án 112 - Đề án “Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước” (2001-2005) chưa được giải quyết triệt để đã tạo ra sự nghi ngờ về tính hiệu quả của việc đầu tư cho công nghệ thông tin. Cho đến nay, trong hệ thống danh mục ngân sách nhà nước vẫn chưa có mục chi riêng cho việc ứng dụng công nghệ thông tin. Chỉ ở nơi nào người lãnh đạo quan tâm và hiểu rõ sức mạnh của CPĐT thì họ mới bố trí kinh phí cho công việc này.

Đồng thời, không chỉ nguồn ngân sách hạn chế mà việc phân bổ nguồn vốn xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin theo kiểu “dàn đều” đã dẫn đến kết quả: nơi làm tốt thì không có đủ nguồn lực để hoàn thiện; nơi thì dự án công nghệ thông tin bị “đắp chiếu”, không có người vận hành, khai thác... Vì vậy, để thực sự xây dựng được CPĐT thì trước hết, những hạn chế, yếu kém như đã nêu cần sớm được khắc phục.

T.S (tổng hợp)

  • Từ khóa
31444

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu