Thứ 5, 25/04/2024 10:34:55 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Giáo dục 15:56, 16/03/2017 GMT+7

Dự thảo về phòng, chống bạo lực học đường và đôi điều suy nghĩ

Thứ 5, 16/03/2017 | 15:56:00 148 lượt xem
BP - Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo nghị định của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường, để lấy ý kiến đóng góp của các cấp, ngành và nhân dân trong cả nước. Theo đó, quy định về môi trường giáo dục phòng, chống bạo lực học đường bao gồm các nội dung như sau:

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC

Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục có các hoạt động phòng ngừa bạo lực học đường: Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông báo, tố giác về bạo lực học đường. Thiết lập hệ thống kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường. Trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại trẻ em; phòng, chống bạo lực học đường, bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho thành viên thuộc cơ sở giáo dục.

Cơ sở giáo dục có quy trình tiếp nhận thông tin và xử lý trường hợp bạo lực học đường: Tiến hành xác minh thông tin về đối tượng, địa điểm, thời gian, hình thức bạo lực và đánh giá nguy cơ bạo lực, mức độ tổn hại ban đầu. Thực hiện các biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời trong trường hợp khẩn cấp. Thông báo với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền để phối hợp xử lý theo quy định pháp luật.

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC

Thành viên thuộc cơ sở giáo dục chủ động áp dụng phương pháp giáo dục bằng các biện pháp tích cực, không bạo lực; không xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; không cổ vũ, kích động hành vi bạo lực; có trách nhiệm thông báo, tố giác các hành vi bạo lực học đường đến cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân.

ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ

Căn cứ vào những quy định nêu trên của bản dự thảo quy định về phòng, chống bạo lực học đường, ai cũng có thể thấy một số điều băn khoăn trong quá trình thực thi như sau: Một là, thầy cô giáo không được tịch thu đồ chơi của học sinh. Trong khi đó, từ xưa tới nay đây là điều thường xuyên diễn ra ở các trường học, đặc biệt là ở những lớp mẫu giáo lớn (lớp lá), hoặc các trường tiểu học, nơi mà những em học sinh hiếu động thích mang đồ chơi đến trường và đem ra để chơi trong giờ học, thậm chí là để khoe với bạn về món đồ chơi mới lạ. Đối với những trường hợp này, nếu phát hiện thì chắc chắn thầy cô giáo sẽ “tịch thu” của các em. Và thông thường sau giờ tan học, thầy cô giáo sẽ trả lại cho các em hoặc cha mẹ, với lời dặn sau này sẽ không được mang những đồ chơi đó vào lớp học. Tuy nhiên, đó là đối với những thứ đồ chơi thông dụng, không gây nguy hại đến cơ thể của các em, ngược lại đối với những thứ đồ chơi có tính chất sát thương cao như kiếm nhựa, súng nhựa..., nếu trả lại cho các em thì vô tình khuyến khích các em mang đi chơi ở chỗ khác. Đồng thời, nếu nội dung dự thảo như trên được thông qua thì việc tịch thu đồ chơi của các em, dù là với mục đích ngăn ngừa cho các em không bị thương tích nhưng các thầy cô vẫn có thể bị xem là “xâm phạm tài sản của người khác”.

Thứ hai, theo quy định như trong dự thảo thì tất cả thầy, cô giáo nếu đủ điều kiện về sức khỏe và những điều kiện khả năng khác của bản thân, thì khi phát hiện hành vi bạo lực học đường phải can thiệp. Đây là một quy định khó hiểu, bởi thầy cô giáo nào khi đến trường làm việc mà lại không đủ điều kiện về sức khỏe? Do đó, quy định này cần được chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với thực tế, đồng thời để những quy định về phòng, chống bạo lực học đường thực sự mang lại hiệu quả.

N.D

  • Từ khóa
86698

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu