Thứ 7, 20/04/2024 02:57:35 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Pháp luật 06:50, 29/04/2019 GMT+7

Điểm giống và khác nhau giữa “người tố giác”, “người báo tin” và “người kiến nghị khởi tố

Thứ 2, 29/04/2019 | 06:50:00 2,037 lượt xem
BPO - Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27-11-2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2016. Trong nội dung của bộ luật này có quy định về ba chủ thể tham gia trong quá trình tố tụng là “người tố giác”, “người báo tin” và “người kiến nghị khởi tố”. Bên cạnh những điểm giống nhau, Ba chủ thể này cũng có nhiều điểm khác biệt. Và bài viết dưới đây không ngoài mục đích cùng bạn đọc tìm hiểu về sự khác biệt giữa chúng.

Điểm giống nhau

Cả ban chủ thể này đều là người tham gia tố tụng hình sự; đồng thời họ có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Cụ thể, tại Điều 56 của bộ luật này có quy định về quyền người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, như sau: Cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm; cơ quan, tổ chức đã báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố có quyền: Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật việc tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ khi bị đe dọa; Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định trên phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm, trình bày trung thực về những tình tiết mà mình biết về sự việc.

Về thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, tại Điều 146 của Bộ luật Tố tụng Hình sự có quy định: Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 145 của bộ luật này phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận. Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.

Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho cơ quan điều tra có thẩm quyền. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 145 của bộ luật này thì trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát có yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đó phải chuyển hồ sơ có liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết.

Công an phường, thị trấn, đồn công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho cơ quan điều tra có thẩm quyền. Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Các cơ quan, tổ chức khác sau khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thì chuyển ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trường hợp khẩn cấp thì có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại hoặc hình thức khác cho cơ quan điều tra nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.  Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đó cho viện kiểm sát cùng cấp hoặc viện kiểm sát có thẩm quyền.

Điểm khác nhau

Trước hết, cả ba chủ thể này có điểm khác nhau về khái niệm. Người tố giác là tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Người báo tin là tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng. Người kiến nghị khởi tố là kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

Về hình thức thể hiện, đối với người tố giác và người báo tin đều là bằng lời nói hoặc văn bản. Đối với người kiến nghị khởi tố thì chỉ được thực hiện bằng văn bản.

Về loại chủ thể, người tố giác và người báo tin chỉ là cá nhân. Còn đối với người kiến nghị khởi tố thì là cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Về nội dung, đối với người tố giác thi luôn luôn hướng đến hành vi/ người phạm tội cụ thể. Đối với ngưởi báo tin thì có thể hướng đến hành vi hay người phạm tội cụ thể hoặc không. Đối với người kiến nghị khởi tố thì thường hướng đến hành vi hoặc người phạm tội cụ thể.

Xét về lợi ích, đối với người tố giác là có lợi ích bị tội phạm xâm hại. Đối với người báo tin thì thương là không có. Đối với người kiến nghị khởi tố thì thường hướng đến hành vi/ người phạm tội cụ thể.

Về cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận, đối với người tố giác và người báo tin đề là cơ quan điều tra, viện kiểm sát hay cơ quan, tổ chức khác. Đối với người kiến nghị khởi tố thì có thể là tổ chức và thường không có cá nhân.

Về thẩm quyền giải quyết, đối với người tố giác là Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, viện kiểm sát trong trường hợp tại Điểm c, Khoản 3, Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Đối với người báo tin là cơ quan điều tra cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, viện kiểm sát trong trường hợp tại Điểm c, Khoản 3, Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Và đối với người kiến nghị khởi tố là cơ quan điều tra, viện kiểm sát trong trường hợp tại Điểm c, Khoản 3, Điều Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Về hậu quả pháp lý, đối với người tố giác là tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. Đối với người báo tin thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. còn đối với người kiến nghị khởi tố thì không dẫn đến hậu quả pháp lý.

NN

  • Từ khóa
31887

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu