Thứ 6, 29/03/2024 19:32:32 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Giáo dục 06:19, 01/03/2017 GMT+7

Đào tạo, bồi dưỡng tiếng Khơme cho cán bộ, công chức trong tình hình mới

Thứ 4, 01/03/2017 | 06:19:00 315 lượt xem
BP - Trước yêu cầu nhiệm vụ mới, đặc biệt là việc thực hiện công tác đối ngoại của Đảng, từ ngày 23-8-2016 đến 23-2-2017, 46 cán bộ, công chức, viên chức các ban, ngành, đoàn thể, huyện, thị xã và 15 xã biên giới của tỉnh được nghiên cứu về phong tục, tập quán của đồng bào Khơme. Lớp học giúp học viên nắm bắt tình hình và quan hệ với các xã, huyện nước bạn trên tuyến biên giới, phục vụ tốt công tác đối ngoại, tuyên truyền vận động đồng bào Khơme chấp hành và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

HIỂU VĂN HÓA, PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA ĐỒNG BÀO KHƠME

Nhằm trang bị cho cán bộ, công chức ở xã, huyện biên giới và các sở, ngành của tỉnh biết nói, viết chữ Khơme, phục vụ công tác đối ngoại và tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quản lý dân cư..., Ban Tổ chức Tỉnh ủy phối hợp Bộ CHQS tỉnh đã mở lớp đào tạo tiếng Khơme. Việc am hiểu văn hóa các dân tộc, có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ Khơme là một trong những điều kiện thuận lợi giúp cán bộ, công chức xã biên giới hiểu biết thêm về văn hóa, phong tục tập quán, truyền thống của đồng bào Khơme, nhằm thắt chặt tình đoàn kết giữa hai nước Việt Nam - Campuchia.

Kết thúc khóa học, học viên đều biết đọc, viết chữ và nói tiếng Khơme thông thường, vận dụng vào quá trình công tác trên cương vị, chức trách nhiệm vụ được giao

Trong 6 tháng, học viên được học ngữ âm cơ bản gồm 33 chữ cái và cách đàm thoại, giao tiếp. Sau mỗi nội dung, giáo viên kiểm tra phương pháp ráp vần, cấu trúc câu theo nhiều chủ đề: gia đình, dòng tộc, di sản văn hóa, phong tục - tập quán truyền thống, chính sách - pháp luật, khoa giáo - giáo dục, Đảng - Bác Hồ... Đây là những chủ đề gắn với đời sống, bản sắc văn hóa của đồng bào Khơme. Phần đàm thoại, học viên vừa học trên lớp vừa tổ chức các buổi đi thực tế ở cơ sở theo chủ đề đã học để thực hành nói tiếng Khơme.

Anh Võ Quốc Hân, Chủ tịch UBND xã Nha Bích cho biết: “Xã Nha Bích có đông đồng bào Khơme sinh sống. Cán bộ xã biết nói tiếng Khơme không nhiều nên việc tuyên truyền chủ yếu phụ thuộc cán bộ làm công tác dân tộc, già làng, người có uy tín. Tham gia khóa học, tôi hiểu thêm về văn hóa, phong tục tập quán cũng như chữ viết của người Khơme đang sinh sống trên địa bàn, giúp thắt chặt mối quan hệ giữa cán bộ và người dân”.

PHỤC VỤ TỐT CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI

Tổ chức lớp học tiếng Khơme cho cán bộ, công chức, viên chức các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động quần chúng, xây dựng cơ sở chính trị, giúp nhân dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, tăng cường mối đoàn kết gắn bó quân dân và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị.

Thượng tá Hồ Văn Định, Hiệu trưởng Trường Quân sự tỉnh

Thượng úy Nguyễn Văn Thiện, Đội trưởng Đội vận động quần chúng Đồn biên phòng Đắk Quýt, xã Phước Thiện (Bù Đốp) cho biết: Đồn được giao nhiệm vụ bảo vệ, quản lý đường biên giới dài 15,5km. Đây là địa bàn vùng sâu, xa, đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, cuộc sống người dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp. Để làm tốt công tác vận động quần chúng, mỗi cán bộ, chiến sĩ phải hiểu phong tục, tập quán và thông thạo tiếng đồng bào trên địa bàn đóng quân, từ đó nói dân mới nghe và làm để dân tin. Ngoài tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, cán bộ, chiến sĩ phải xắn tay áo hướng dẫn người dân cách trồng trọt, chăn nuôi. Đồn đang hỗ trợ 4 hộ đồng bào Khơme khó khăn dây tiêu, dê giống và đỡ đầu 5 học sinh nghèo với mức trợ cấp 500 ngàn đồng/em/tháng... Trong thực hiện nhiệm vụ, đồn đã phối hợp với hội phụ nữ, đoàn thanh niên và dân quân xã trên địa bàn đến các thôn, sóc tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao cảnh giác, không để kẻ xấu lợi dụng gây chia rẽ, mất đoàn kết. Nhờ vậy, tình quân dân thêm khăng khít.

Anh Đinh Ngọc Huy, giáo viên dạy tiếng Khơme nhận xét: “Các học viên đều xác định nhiệm vụ quan trọng học tiếng Khơme để phục vụ công tác dân vận, giao tiếp và thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương, vì vậy đều có tinh thần, thái độ học tập tích cực, nghiêm túc. Đặc biệt, học viên luôn tự nghiên cứu, tìm hiểu thêm văn hóa, ngữ pháp, làm những bài tập gắn với công việc và cuộc sống hằng ngày. Kết thúc khóa học, học viên đều biết đọc, viết chữ và nói tiếng Khơme thông thường, vận dụng vào quá trình công tác trên cương vị, chức trách nhiệm vụ được giao. Kết quả toàn khóa có 18/46 học viên đạt loại giỏi, 28/46 học viên khá, không có yếu kém”.

Hà Nam

  • Từ khóa
86641

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu